Nghẽn tĩnh mạch chân đừng nhầm lẫn với suy giãn tĩnh mạch
Nghẽn tĩnh mạch chân còn được gọi là bệnh viêm tắc tĩnh mạch, rất dễ nhầm lẫn với suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là biện pháp chẩn đoán phân biệt và phương pháp điều trị sớm 2 căn bệnh về mạch máu phổ biến này.
Phân biệt nghẽn tĩnh mạch chân và suy giãn tĩnh mạch
1. Nghẽn tĩnh mạch sâu: Tăng nguy cơ đột tử
Nghẽn tĩnh mạch chân còn có tên gọi phổ biến khác là viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch. Nguyên nhân gây bệnh là do cục máu đông trong lòng mạch, dẫn đến nghẽn mạch máu, lâu ngày sẽ dẫn đến biến dạng các mô tổ chức tế bào xung quanh, tăng nguy cơ lở loét, hoại tử chân.
Nghẽn tĩnh mạch chân chia làm 2 loại là nghẽn tĩnh mạch nông và nghẽn tĩnh mạch sâu. Nghẽn tĩnh mạch nông đa phần ít xảy ra biến chứng nhưng vẫn có thể làm tăng nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách. Nghẽn tĩnh mạch sâu có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi, dẫn đến đột tử nếu cục máu đông di chuyển đến phổi. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc nghẽn Khi bệnh nhân bị viêm tắc tĩnh mạch sâu cần đi khám và chữa trị ngay lập tức, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Nghẽn tĩnh mạch chân gây nên các triệu chứng sau:
- Đau cách hồi, tê lạnh chân.
- Ngón chân có thể chuyển sang màu tím đen do thiếu máu nuôi dưỡng.
- Bị nặng gây sưng to, chảy mủ, nước vàng, máu.
- Nhiều người còn có dấu hiệu khó thở, sốt, mệt mỏi có thể do bị nhiễm trùng.
- Nếu huyết khối di chuyển lên đến phổi làm ho ra máu, khó thở, tắc phổi….
Nghẽn tĩnh mạch chân có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường ở chân người bệnh nên đi thăm khám sớm để được tư vấn điều trị.
Nghẽn tĩnh mạch chân do huyết khối
2. Suy giãn tĩnh mạch: Căn bệnh phổ biến
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Khi mắc suy giãn tĩnh mạch, người bệnh sẽ có các triệu chứng:
- Nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới chân.
- Đau mỏi bắp chân, tê bì, chuột rút.
- Sưng chân, lở loét, hoại tử.
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở phụ nữ, người có yếu tố nghề nghiệp thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu, người béo phì, thừa cân.
Suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây đau, ngứa mà còn gây chuột rút, thậm chí gây lở loét, khó chịu. Suy giãn tĩnh mạch cũng làm tăng nguy cơ nghẽn tĩnh mạch chân do hình thành huyết khối.
Hình ảnh và triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân
Phương pháp điều trị nghẽn tĩnh mạch chân và suy giãn tĩnh mạch
Nghẽn tĩnh mạch chân do cục máu đông khiến điều trị phức tạp hơn suy giãn tĩnh mạch. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị nghẽn tĩnh mạch chân như: dùng thuốc chống đông máu, phẫu thuật loại bỏ cục máu đông. Dùng thuốc chống đông máu cần phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn biến chứng chảy máu nguy hiểm.
Suy giãn tĩnh mạch có nhiều phương pháp điều trị như: chích xơ tĩnh mạch, điều trị bằng tia laser, phẫu thuật cắt – nối tĩnh mạch… tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Theo Y học cổ truyền, nghẽn tĩnh mạch chân và suy giãn tĩnh mạch đều do huyết ứ, khí trệ dẫn đến máu huyết ứ đọng, cơ nhục bị tổn thương. Y học cổ truyền còn lưu giữ rất nhiều bài thuốc, vị thuốc quý giúp thông mạch, hoạt huyết giúp giảm nhanh các bệnh lý về mạch máu.
Bí quyết phòng ngừa nghẽn tĩnh mạch chân và suy giãn tĩnh mạch
Nghẽn tĩnh mạch chân hay suy giãn tĩnh mạch đều là bệnh lý về mạch máu phổ biến. Để dự phòng các bệnh lý về mạch máu, mỗi người cần thay đổi thói quen sống và ăn uống lành mạnh như:
- Thường xuyên tập thể dục để tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan.
- Kê cao chân thường xuyên khi ngồi làm việc và khi ngủ.
- Không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, trong thời gian làm việc nên có thời gian vận động, giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Hạn chế đi giày cao gót, thay thế bằng giày đế thấp.
- Duy trì cân nặng bình ổn, tránh béo phì, thừa cân.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, hoa quả, tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, E, Omega – 3, tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào….
- Người mắc suy giãn tĩnh mạch có thể sử dụng vớ y khoa để tạo áp lực giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, dùng vớ y khoa cần đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về kích cỡ và áp lực.
- Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia và dùng chất kích thích rất có hại cho thành mạch.
- Với những người có bố, mẹ, người thân trong gia đình mắc suy giãn tĩnh mạch cần tăng cường tập luyện để lưu thông máu tốt hơn, thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường và điều trị nhanh.
Bài viết đã tổng hợp các triệu chứng, cách điều trị của bệnh nghẽn tĩnh mạch chân và suy giãn tĩnh mạch cho bạn tham khảo. Nếu bạn đang nghi ngờ mắc bệnh lý về mạch máu ở chi dưới nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nghiêm trọng.