Phẫu thuật huyết khối tĩnh mạch sâu có tái phát không?
Phẫu thuật huyết khối tĩnh mạch sâu là phương pháp được khuyến khích điều trị cho bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch sâu không có hiệu quả khi dùng thuốc chống đông máu. Bài viết tổng hợp kiến thức về quy trình phẫu thuật huyết khối tĩnh mạch sâu cho bạn tham khảo.
Tổng quan về phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
Bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch sâu giai đoạn nhẹ có thể áp dụng các biện pháp dùng vớ tĩnh mạch để giảm phù kết hợp với tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay, phương pháp chính giúp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu triệt để là dùng thuốc chống đông máu. Ban đầu, bác sĩ thường chỉ định uống Heparin, sau đó là Coumarine để ngăn chặn huyết khối. Thuốc tiêu sợi huyết cũng có thể làm giảm cục huyết khối, duy trì hoạt động của van tĩnh mạch.
Với trường hợp bệnh nhân có huyết khối nhỏ, các triệu chứng nhẹ có thể kết hợp đi bộ, huyết khối nhỏ, triệu chứng ít, có thể kết hợp đi bộ và mang tất áp lực để tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng đau sưng của bệnh.
Cục huyết khối có thể di chuyển gây thuyên tắc động mạch phổi
Phương pháp phẫu thuật điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Hiện nay, phẫu thuật điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm 2 phương pháp như sau:
- Phẫu thuật mở tĩnh mạch:
Phương pháp này đem lại hiệu quả giúp loại bỏ huyết khối, áp dụng cho các trường hợp không hiệu quả với điều trị bằng thuốc chống đông. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện phẫu thuật đúng cách có thể dẫn đến hoại tử mô tế bào do không nhận đủ oxi và máu huyết trong thời gian dài. Hoại tử chi lâu ngày có thể dẫn đến cắt cụt chi.
- Phương pháp phẫu thuật đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ:
Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng loại dụng cụ lọc đặc biệt được thiết kế bằng kim loại để ngăn chặn biến chứng thuyên tắc động mạch phổi. Lưới lọc tĩnh mạch được đặt trong ổ bụng, làm ngăn chặn cục huyết khối bong ra và di chuyển theo dòng mạch đến phổi.
Lưới lọc tĩnh mạch sẽ được dẫn truyền vào cơ thể bằng Catheter, cấu tạo xuyên qua các vị trí như: tĩnh mạch đùi, cổ, cánh tay.
Hình ảnh lưới lọc ngăn chặn cục máu đông
Phẫu thuật điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu có gây tái phát không?
Phẫu thuật điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chỉ định cho những đối tượng mắc huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng không đáp ứng hiệu quả khi điều trị nội khoa. Phương pháp phẫu thuật cũng không đem lại hiệu quả tuyệt đối, có thể tái phát và gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hoại tử mô tế bào xung quanh.
Sau khi phẫu thuật, nếu nhận thấy các biểu hiện đau nhức vùng chi, phù nề, chảy máu, mủ… cần phải tới bệnh viện để kiểm tra ngăn chặn biến chứng càng sớm càng tốt.
Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn phương pháp sử dụng các thảo dược Đông y, kết hợp các dược liệu hoạt huyết, thông mạch, tăng sức bền thành mạch để tuần hoàn máu lưu thông đến các cơ quan, ngăn chặn hình thành cục máu đông. Phương pháp này được xem là biện pháp hiệu quả nhất, không gây tác dụng phụ.
Bí quyết phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
Để ngăn chặn huyết khối tĩnh mạch sâu, nhất là với các đối tượng làm công việc thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động, người thừa cân hoặc phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, người cao tuổi cần chú ý:
- Vận động thường xuyên, tăng cường tập thể dục thể thao hàng ngày, khuyến khích các bộ môn: đạp xe, bơi lội, đi bộ, Yoga… để kích thích tuần hoàn máu huyết đến các cơ quan.
- Khi làm việc nên kê cao chân, hoặc đi lại vận động sau khoảng 30 phút đứng hay ngồi 1 chỗ.
- Buổi tối đi ngủ nên kê cao chân để tuần hoàn máu từ chân xuống tim tốt hơn.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tốt cho thành mạch.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, muối mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ đều khiến cân nặng tăng, dẫn đến tăng áp lực đến thành mạch máu.
- Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, thừa cân.
Phẫu thuật huyết khối tĩnh mạch sâu là phương pháp áp dụng cho những đối tượng điều trị nội khoa bằng thuốc không có hiệu quả. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu mới nhất.