Tắc động mạch chân đừng nhầm lẫn với bệnh lý về xương khớp
Tắc động mạch chân là bệnh lý dễ bị bỏ qua do các triệu chứng nhận biết không rõ ràng. Rất nhiều người nhầm lẫn tắc động mạch chân với bệnh lý về xương khớp do đều cảm thấy đau nhức, khó vận động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh phổ biến này.
Tắc động mạch chân giai đoạn sớm: Triệu chứng không điển hình
Tắc động mạch chân là bệnh lý xảy ra khi lòng động mạch đùi, khoeo, cẳng chân, bàn chân bị hẹp hoặc tắc hẳn. Tắc động mạch chân giai đoạn đầu thường có triệu chứng đau mỏi, tê bì chân rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp. Vì vậy đa phần phát hiện bệnh thông qua kĩ thuật siêu âm, chụp X – Quang mạch máu.
Tắc động mạch chân chủ yếu gặp ở người cao tuổi, người nghiện thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, người béo phì…. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao này cần chú ý đến các dấu hiệu nhận biết điển hình sau:
- Giai đoạn đầu: Người bệnh có biểu hiện đau mỏi, co cứng vùng đùi, bắp chân khi đi bộ hoặc làm việc khiến người bệnh phải dừng lại nghỉ ngơi, thấy đỡ mới tiếp tục hoạt động. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại sau 1 khoảng thời gian nhất định. Khoảng cách thời gian đau càng ngắn thì bệnh tiến triển càng nặng. Cơn đau còn lan rộng đến bàn chân, ngón chân. Bệnh nhân có thể mất ngủ, người mỏi mệt vì đau chân, sờ vào thấy chân lạnh và tái đi.
- Giai đoạn bệnh nặng: Tắc động mạch chân mãn tính khiến chân bị loét và dần hoại tử các ngón chân hoặc bàn chân do thiếu hụt máu huyết nuôi dưỡng trong thời gian dài. Triệu chứng đau nhức cũng gia tăng, dùng thuốc giảm đau cũng không đỡ. Hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này do không nhận thấy rõ các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu, hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý đau dây thần kinh ngoại vi, đau chân do tuổi già, bệnh xương khớp…. Điều trị bệnh ở giai đoạn muộn thường khó khăn và dễ để lại các biến chứng nguy hiểm.
Lưu thông máu kém gây tắc động mạch chân
Khi có dấu hiệu tắc động mạch chân người bệnh cần làm gì?
Nếu người bệnh nhận thấy một trong các biểu hiện trên hãy đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Bác sĩ chuyên khoa không chỉ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng mà còn chỉ định thực hiện siêu âm mạch máu hoặc chụp X – quang mạch máu để chẩn đoán chính xác mức độ thiếu máu chi dưới để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Để phân biệt với các bệnh lý về xương khớp, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt phù hợp nhất.
Chụp X - Quang chẩn đoán tắc động mạch chân
Tắc động mạch chân điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Tắc động mạch chân điều trị theo Tây y chủ yếu áp dụng các biện pháp như:
- Phương pháp tác động đến dây thần kinh giao cảm như: phẫu thuật cắt bỏ mạng lưới thần kinh giao cảm quanh vùng động mạch để giảm co thắt mạch máu.
- Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận giúp giảm sản xuất Adrenalin từ tuyến thượng thận giúp giảm đau do co thắt vùng động mạch.
- Tiến hành phẫu thuật phục hồi hệ tuần hoàn chi ở vùng viêm tắc động mạch thường áp dụng mổ cắt lớp nội mạc để bỏ cục máu đông gây nghẽn động mạch, mổ ghép mạch máu (cắt đoạn mạch bị nghẽn, thay thế bằng đoạn động mạch khác).
- Phương pháp thông mạch máu can thiệp bằng một số phẫu thuật như:
+ Nong rộng đoạn động mạch bị hẹp bằng cách đưa bóng nong vào bên trong lòng động mạch sau đó tiến hành bơm bóng căng lên để nong động mạch.
+ Đặt Stent trong lòng động mạch: Stent có động cứng, đặt trong bóng nong động mạch sẽ giúp ngăn chặn biến chứng xẹp động mạch sau khi tiến hành nong.
- Phẫu thuật cắt cụt chi do viêm tắc động mạch:
Đây là phương pháp phẫu thuật điều trị cho các trường hợp hoại tử chi không có khả năng phục hồi để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Tắc động mạch chân theo quan điểm Y học cổ truyền được xác định nguyên nhân do huyết ứ, dẫn đến kinh mạch không thông, lâu ngày sẽ làm cho cơ nhục bị thương tổn, làm đau nhức, lở loét chi. Đông y ứng dụng các thảo dược lành tính giúp hoạt huyết, thông mạch, ngăn chặn ứ huyết, thúc đẩy hệ tuần hoàn máu, làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Ngoài việc tích cực tuân thủ điều trị theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chú ý ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, tăng cường vận động thể dục thể thao để hỗ trợ cải thiện lưu thông máu tốt hơn.
Tắc động mạch chân là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm. Phát hiện và điều trị ngay ở giai đoạn đầu mắc bệnh là cách tốt nhất để kiểm soát các biến chứng của bệnh.