Tắc động mạch chi dưới cấp tính điều trị như thế nào?

Tắc động mạch chi cấp tính xảy ra khi lòng mạch đột ngột xuất hiện mảng xơ vữa hoặc cục huyết khối. Hậu quả khiến chi dưới bị thiếu máu cấp tính nếu không được giải quyết nhanh sẽ khiến chi thiếu máu chuyển sang hoại tử diễn ra nhanh chóng chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tắc động mạch chi dưới cấp tính

Tắc động mạch chi dưới cấp tính là một dạng bệnh lý mạch máu ngoại biên xảy ra khi vật nghẽn tắc (thường là mảng xơ vữa hoặc cục máu đông) đi từ vùng khác đến hệ tuần hoàn gây nghẽn động mạch chi dưới. Dấu hiệu nhận biết bệnh như sau:

- Đau nhức: Cơn đau thường dữ dội hoặc xảy ra đột ngột ở vùng chi bị tắc nghẽn, khiến người bệnh gặp khó khăn khi lao động và sinh hoạt.

- Dị cảm: Người bệnh có cảm giác tê bì, đau nhức như có kiến bò. Ban đầu một số cảm giác ở tay có thể bị nhầm lẫn, sau có thể mất cảm nhận nóng lạnh hay nhiệt độ.

- Lạnh chi: Ở vùng chi bị tắc nghẽn sờ vào sẽ thấy lạnh do không nhận được máu huyết nuôi dưỡng. Với những bệnh nhân phát hiện muộn, sờ vào chi còn thấy lạnh buốt và cứng chi.

- Thay đổi màu sắc ở chân: Vùng da chân bị ứ tắc sẽ có màu nhợt nhạt so với bên còn lại. Khi biến chứng hoại tử hình thành sẽ có các đốm tím rải rác trên da.

- Mất mạch ở vùng chi tắc nghẽn: Khám không thấy mạch đập ở chi dưới.

- Liệt cơ: Đây là biểu hiện nguy hiểm khi chi dưới bị thiếu máu quá lâu làm suy giảm chức năng, sau đó liệt cơ hoàn toàn.

Tắc động mạch chi cấp tính

Biến đổi màu sắc da chân và vận động khó khăn do tắc động mạch chi cấp tính 

Các biểu hiện cận lâm sàng trong chẩn đoán tắc động mạch chi dưới cấp tính

Các triệu chứng lâm sàng của tắc động mạch chi dưới cấp tính như: đau nhức, rối loạn cảm giác chi, lạnh chi… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý mạch máu ngoại biên khác. Do vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên tới cơ sở y tế thực hiện một số xét nghiệm như:

- Chụp X – Quang động mạch: Thông qua hình ảnh thu nhận được, bác sĩ sẽ xác định vị trí động mạch tắc nghẽn, kích cỡ cục máu đông gây tổn thương động mạch. Đa số ở bệnh nhân tắc động mạch chi dưới cấp tính sẽ nhận thấy các biểu hiện: động mạch bị cắt cụt, tuần hoàn bàng hệ kém, có biểu hiện xơ vữa động mạch kèm theo khiếm khuyết vùng động mạch bị tắc nghẽn.

- Siêu âm Doppler động mạch: Phương pháp này giúp đánh giá hình ảnh huyết động, tìm ra vị trí động mạch tắc nghẽn và mức độ xơ vữa động mạch. Hình ảnh siêu âm còn cho thấy lưu lượng máu của vùng động mạch bị nghẽn.

Hiện nay, tắc động mạch chi dưới cấp tính được chia làm 2 nhóm cơ bản là duyết khối động mạch cấp tính và nghẽn động mạch cấp tính. Trong đó, nghẽn động mạch cấp tính hình thành do các vật gây nghẽn tĩnh mạch từ khu vực tim đi xuống. Đa số người bệnh đều có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch như: bệnh van tim hậu thấp, thiếu máu cwo tim, rung nhĩ tim…. Một số trường hợp ít gặp thường xuất phát từ các mảng xơ vữa động mạch lớn đi xuống hoặc do phình động mạch gây nên.

Tắc động mạch chi cấp tính

Hình ảnh chụp X - quang bệnh nhân mắc tắc động mạch chi cấp tính 

Huyết khối động mạch cấp tính thường do tổn thương động mạch tại vị trí tắc. Chấn thương thường gặp bao gồm: chấn thương thành mạch, cục máu đông hình thành ở các vị trí khác di chuyển trong lòng mạch gây nên.

Khi chẩn đoán cũng cần chú ý đánh giá mức độ tổn thương mô tế bào do tắc động mạch chi dưới cấp tính như: có biểu hiện mất cảm giác, liệt cơ, tím chi, hoại tử chi không để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Nhận biết hoại tử chi do tắc động mạch chi dưới cấp tính có biểu hiện da tím đen hoặc các đốm tím dày trên da kèm theo triệu chứng liệt cơ. Bệnh nhân bị đe dọa hoại tử khi có các mảng tím trên da, khi ấn xuống thấy biến mất, cứng cơ và mất khả năng vận động.

Một số vấn đề điều trị tắc động mạch chi dưới cấp tính

1. Điều trị dựa trên chẩn đoán nguyên nhân

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tắc động mạch chi dưới cấp tính cần phải thực hiện kĩ thuật siêu âm tim và hệ thống động mạch để tìm ra những bệnh lý nền cần can thiệp phối hợp.

2. Phương pháp phẫu thuật tắc động mạch chi dưới cấp tính

Lựa chọn phẫu thuật tắc động mạch chi dưới cấp tính cần được xác định dựa trên hình ảnh tổn thương động mạch và nguyên nhân bệnh lý nền.  

Phương pháp điều trị tắc động mạch cấp tính bao gồm:

- Loại bỏ huyết khối bằng ống thông Fogarty:

Phương pháp này đã được áp dụng từ năm 1963. Chỉ định áp dụng phẫu thuật cho những bệnh nhân mắc tắc động mạch cấp tính chưa có biến chứng hoại tử chi. Phương pháp này có thể kết hợp với phẫu thuật bắc cầu động mạch hoặc bóc lớp trong động mạch nếu có xơ vữa động mạch đi kèm.

- Bóc lớp trong động mạch:

Phương pháp này được ứng dụng lần đầu tiên năm 1913 bởi bác sĩ Ernst Jaeger. Chỉ định áp dụng cho bệnh nhân bị tắc động mạch chi dưới cấp tính có đoạn thương tổn ngắn (dưới 10cm) và có dấu hiệu xơ vữa động mạch.

Tắc động mạch chi cấp tính

Phẫu thuật bóc lớp động mạch cần cẩn trọng 

- Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch:

Biện pháp này được áp dụng cho những trường hợp mắc huyết khối trong động mạch gây nên tổn thương động mạch dài hơn 10 cm.

- Phẫu thuật cắt đi đoạn động mạch bị thương tổn:

Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp mắc tắc động mạch chi dưới cấp tính do chấn thương. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt đi phần động mạch bị thương tổn, sau đó tiếp tục khâu nối động mạch hoặc ghép động mạch (tùy thuộc vào đoạn cắt ít hay nhiều).

- Phẫu thuật cắt cụt chi:

Chỉ định cho bệnh nhân tắc động mạch chi dưới cấp tính hoại tử chi nặng. Cắt cụt chi dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ hoại tử.

- Phương pháp điều trị bảo tồn

Tây y chỉ định kê các loại thuốc tiêu sợi huyết (Tissue Plasminogen Activator, Streptokinase, Urokinase) giúp làm tan huyết khối được thực hiện bằng cách tiêm đường động mạch.

Ngoài ra, thuốc chống đông Heparin cũng được sử dụng giúp giảm kích cỡ cục máu đông. Thuốc chống đông Heparin cần đặc biệt cẩn trọng sử dụng liều lượng và thời gian theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng xuất huyết.

4. Một số biến chứng thường gặp sau phẫu thuật

Phẫu thuật tắc động mạch chi dưới cấp tính có thể để lại nhiều di chứng như:

- Phù nề chi do thoát dịch vào kẽ mô sau mổ. Người bệnh nên thực hiện kê cao chân sau mổ (khoảng 10 – 20cm) để giảm bớt phù nề.

- Một số rối loạn toàn thân như: nhiễm toan chuyển hóa, tăng K+ máu, phù phổi, thuyên tắc động mạch phổi, suy thận cấp… rất nguy hiểm cần được can thiệp khẩn cấp để bảo toàn mạng sống.

Tắc động mạch chi dưới cấp tính là bệnh lý mạch máu ngoại biên nguy hiểm cần phải được theo dõi và điều trị đúng phác đồ. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật có mang lại kết quả nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên người bệnh cần tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dự phòng những biến chứng này.

 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ

Bệnh động mạch ngoại vi: Đau đớn, lở loét, hoại tử chi

Bệnh động mạch ngoại vi: Đau đớn, lở loét, hoại tử chi

Bệnh động mạch ngoại vi xảy ra khi vùng động mạch bị thu hẹp dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là vùng chi dưới. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh động mạch ngoại vi và những biến chứng nguy hiểm,...
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới gây lở loét chân do thiếu máu chi dưới

Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới gây lở loét chân do thiếu máu chi dưới

Bệnh động mạch ngoại biên là một trong những bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Các động mạch chủ yếu bị tắc nghẽn bao gồm động mạch đùi, động mạch khoeo, động mạch chày sau và động mạch chày trước. Bệnh thường xuất phát từ việc tích...
Cụt chân vì thiếu máu chi dưới: Làm thế nào để ngăn chặn?

Cụt chân vì thiếu máu chi dưới: Làm thế nào để ngăn chặn?

Thiếu máu chi dưới là căn bệnh thường gặp người người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…. Tuy nhiên, đây là căn bệnh thường bị bỏ qua ở giai đoạn sớm, dẫn đến chẩn đoán khi đã muộn, gây nhiều biến chứng. Trong đó, cắt cụt...
Bài thuốc trị thiếu máu chi dưới do viêm tắc động mạch

Bài thuốc trị thiếu máu chi dưới do viêm tắc động mạch

Viêm tắc động mạch chi là bệnh lý dẫn đến thiếu máu chi dưới. Khi lưu lượng máu và dưỡng chất không đủ để nuôi dưỡng mô tế bào sẽ khiến cho tứ chi bị thương tổn. Dưới đây là những bài thuốc Đông y quen thuộc giúp điều trị...
Thiếu máu chi dưới: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Thiếu máu chi dưới: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Thiếu máu chi dưới là tình trạng mà một phần hoặc toàn bộ chi dưới không nhận được sự cung cấp máu đầy đủ để đáp ứng các hoạt động sinh lý. Ở Việt Nam, bệnh lý tim mạch và các nguy cơ liên quan như: Nghiện thuốc lá, tiểu...
Kinh nghiệm điều trị
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

Chị B.T.T (tỉnh Thái Bình) mắc viêm mao mạch hoại tử nhưng diễn biến bệnh rất nhanh, khiến chị “đau muốn chết” bởi những vết lở loét, hoại tử luôn nhức nhối như có kiến bò trong xương. Thuốc Tây, thuốc Nam chị đều uống không biết bao nhiêu liệu...
TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

Quỳnh Trâm sinh năm 2004 chia sẻ: “Em cứ nghĩ tuổi thanh niên, sức dài vai rộng thì làm sao có thể mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch? Từ trước đến nay, sức khỏe em khá tốt, ít khi mắc bệnh vặt vậy mà đi khám bác sĩ...
CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

“Tôi không biết viêm mao mạch hoại tử hình thành là do nguyên nhân gì, chỉ biết rằng bệnh không có thuốc Tây đặc trị”. Đó là lời mở đầu của bạn Trần Thuật khi chia sẻ hành trình dài đằng đẵng điều trị việm mao mạch hoại tử.
NGUY HẠI BIẾN CHỨNG VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ TÁI PHÁT

NGUY HẠI BIẾN CHỨNG VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ TÁI PHÁT

Chị Vũ Thị Thuần sinh sống ở Xóm 3, Thôn Dân Hạnh, Xã Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng mắc viêm mao mạch dị ứng từ năm 2013. Sau 2 năm chạy chữa, chân chị gần như đã khỏi hoàn toàn viêm mao mạch dị ứng. Thế nhưng chỉ một...
KHỐN KHỔ VÌ CHÂN SƯNG PHÙ, NỔI GÂN XANH, TÊ MỎI KÉO DÀI

KHỐN KHỔ VÌ CHÂN SƯNG PHÙ, NỔI GÂN XANH, TÊ MỎI KÉO DÀI

Đó là trường hợp của bác Bình 63 tuổi, sinh sống ở Mê Linh, Hà Nội. Bác Bình mắc viêm tắc tĩnh mạch nông, suy giãn tĩnh mạch khiến gân xanh nổi to, tê bì, sưng phù, đau nhức. Do công việc của bác là bán hàng nên thường xuyên...
Bài đọc nhiều nhất
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

Chị B.T.T (tỉnh Thái Bình) mắc viêm mao mạch hoại tử nhưng diễn biến bệnh rất nhanh, khiến chị “đau muốn chết” bởi những vết lở loét, hoại tử luôn nhức nhối như có kiến bò trong xương. Thuốc Tây, thuốc Nam chị đều uống không biết bao nhiêu liệu...
TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

Quỳnh Trâm sinh năm 2004 chia sẻ: “Em cứ nghĩ tuổi thanh niên, sức dài vai rộng thì làm sao có thể mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch? Từ trước đến nay, sức khỏe em khá tốt, ít khi mắc bệnh vặt vậy mà đi khám bác sĩ...
CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 -CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”

CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 -CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”

Năm 2023, nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều gia đình. Hiểu được nỗi lo lắng của các bệnh nhân, Khang Mạch Linh tổ chức CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG.
Bệnh động mạch ngoại vi: Đau đớn, lở loét, hoại tử chi

Bệnh động mạch ngoại vi: Đau đớn, lở loét, hoại tử chi

Bệnh động mạch ngoại vi xảy ra khi vùng động mạch bị thu hẹp dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là vùng chi dưới. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh động mạch ngoại vi và những biến chứng nguy hiểm,...
Kết nối qua Fanpage