Tắc động mạch phổi gây tử vong đột ngột do phát hiện muộn
Tắc động mạch phổi có triệu chứng điển hình là đau tức ngực, khó thở do cục máu đông chèn ép đến tĩnh mạch phổi. Những đối tượng nào có nguy cơ cao tắc động mạch phổi? Bệnh có điều trị được không? Nội dung bài viết sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Tắc động mạch phổi là bệnh gì?
Tắc động mạch phổi là bệnh lý xảy ra khi 1 động mạch phổi, hoặc 1 nhánh động mạch phổi có huyết khối ở bên trong. Căn bệnh này thường dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác khiến tỉ lệ người mắc bệnh đang ngày càng tăng cao. Ước tính tỉ lệ tử vong do không được điều trị đúng cách hoặc điều trị quá muộn lên đến 30%.
Tắc động mạch phổi thường hình thành do huyết khối nằm trong tĩnh mạch sâu chi dưới di chuyển lên. Một số trường hợp khá hiếm gặp khác như huyết khối từ tĩnh mạch thận, tĩnh mạch chi trên, hoặc tĩnh mạch chậu hông di chuyển lên. Khi huyết khối di chuyển đến các nhánh của động mạch phổi có thể gây ra các biến đổi về huyết học.
Hình ảnh mô phỏng tắc động mạch phổi
Một số yếu tố nguy cơ gây tắc động mạch phổi
Tắc động mạch phổi thường hình thành ở những bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý về huyết khối này bao gồm:
- Người cao tuổi.
- Người vận động ít, nằm bất động lâu ngày.
- Người có tiền sử mắc rối loạn đông máu, ung thư, bệnh tim mạch, người mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới….
- Người nghiện thuốc lá, thừa cân, béo phì.
- Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày liên tục trong thời gian dài hoặc điều trị bằng liệu pháp hormone.
Để ngăn chặn tắc động mạch phổi gây đột tử, người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng đau nhức để kịp thời đi thăm khám sớm.
Triệu chứng nhận biết tắc động mạch phổi là gì?
Triệu chứng điển hình của tắc động mạch phổi là biểu hiện đau tức ngực đột ngột (cơn đau thường gia tăng khi hắt hơi, ho, hít thở sâu, vặn mình….) kèm theo triệu chứng khó thở.
Ở giai đoạn đầu nhiều người không có triệu chứng rõ ràng. Về sau khi biến chứng nặng mới có các triệu chứng: tụt huyết áp, hôn mê, sốc…. Ho ra máu cũng là một trong những triệu chứng điển hình của tắc động mạch phổi. Những triệu chứng này cần được can thiệp gấp để tránh huyết khối chèn giữa động mạch phổi làm đột tử do thiếu oxi.
Chẩn đoán tắc động mạch phổi như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tắc động mạch phổi dựa vào các yếu tố nguy cơ cùng với những xét nghiệm như:
- Tiến hành test thăm dò tiền sử bệnh lý.
- Chụp Xquang phổi.
- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý: Suy tim, Thiếu máu cơ tim, Tràn khí màng phổi, Viêm phổi, Nhiễm khuẩn huyết…..
- Đo khí máu động mạch hoặc tĩnh mạch để phát hiện sự chênh lệch oxi trong phế nang phổi.
- Thực hiện xét nghiệm khí máu để phát hiện nồng độ pC02 cho những bệnh nhân có dấu hiệu thở nhanh, khó thở.
- Thực hiện kĩ thuật điện tâm đồ để phát hiện những ảnh hưởng đến tim mạch.
- Người mắc thuyên tắc phổi có thể được đánh giá nguy cơ mắc tắc động mạch phổi sẽ được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán dựa trên thang điểm Geneva hoặc thang điểm Wells.
Để chẩn doand chính xác hơn, bác sĩ có thể tư vấn bạn thực hiện xét nghiệm D-dimer, chụp CT Scan Thông khí – tưới máu, chụp CLVT mạch phổi hoặc chụp CT tiêm thuốc cản quang. Kĩ thuật siêu âm Duplex, siêu âm tim và siêu âm D-Dimer cũng không thể thiếu trong chẩn đoán tắc mạch phổi cấp tính.
Hình ảnh chụp Xquang động mạch phổi
Dự phòng tắc động mạch phổi theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
Để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc của tắc động mạch phổi, mỗi người cần chú ý:
- Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, nhất là người mắc huyết khối tĩnh mạch cần chủ động đi khám theo định kỳ và sử dụng thuốc chống đông để dự phòng tắc động mạch phổi theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Nên tập thể dục thường xuyên, tránh đứng hoặc ngồi lâu, nên có thời gian nghỉ ngơi giải lao, vận động trong giờ làm việc để máu huyết điều hòa đến các cơ quan.
- Sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, không dùng chất kích thích, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo; tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả.
- Người vừa trải qua phẫu thuật nên sớm vận động hoặc thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để điều hòa máu huyết tốt hơn.
Tắc động mạch phổi được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của huyết khối tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch thường có các triệu chứng nhận biết như: nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, đau nhức, sưng mỏi chân… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp. Người bệnh nên đi thăm khám sớm khi nhận thấy các triệu chứng trên để được chẩn đoán và tư vấn đúng tình trạng bệnh của mình.