Tắc mạch chi cấp tính phải làm sao để ngăn chặn hoại tử?
Tắc mạch chi cấp tính làm cho các chi không nhận đủ máu huyết nuôi dưỡng, lâu ngày khiến cho vận động chi kém, sau có thể hoại tử chi. Dưới đây là những dấu hiệu đặc biệt của tắc mạch chi cấp tính giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh nhiều tai biến này.
Tắc mạch chi cấp tính là bệnh gì?
Tắc mạch chi cấp tính là thuật ngữ để chỉ hiện tượng tắc nghẽn do dị vật từ nơi khác di chuyển đến theo mạch của tuần hoàn máu hoặc do hình thành cục máu đông ở ngay vị trí tắc. Điều này dẫn đến hệ quả là không có đủ lưu lượng máu để nuôi dưỡng các chi nằm cách xa tim được gọi là thiếu máu cấp tính ở chi.
Dưới đây là một số yếu tố dẫn đến tắc mạch chi cấp tính:
- Do thuyên tắc mạch máu: Cục máu đông đi từ vùng khác đến gây tắc mạch máu. Các yếu tố nguy cơ gây cục máu đông trong thành mạch bao gồm: bệnh lý nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, phình vách liên thất, bệnh van tim, phình động mạch chủ bụng, phình động mạch khoeo, xơ vữa động mạch.
- Do huyết khối tắc mạch cấp: Huyết khối hình thành trên mảng xơ vữa gây tắc nghẽn lòng mạch.
- Do chấn thương động mạch: Các tiểu phẫu ở động mạch có thể dẫn đến tắc mạch cấp.
Tắc mạch chi cấp tính là căn bệnh diễn biến rất âm thầm nhưng rất nguy hiểm, có thể gây đột tử bất cứ lúc nào nếu không được điều trị triệt để.
Mạch máu bị tắc nghẽn gây nên bệnh
Tắc mạch chi cấp tính: Đừng chủ quan trước những cơn đau
Tắc mạch chi cấp tính có thể do các biểu hiện dưới đây:
- Đau tắc chi đột ngột và dữ dội.
- Dị cảm, tê bì như có kiến bò, châm chích ở chi.
- Lạnh và đau chi.
- Chi bị hoại tử có màu sắc nhạt dần, sau chuyển sang màu xanh tím ở vùng hoại tử.
- Kiểm tra thấy mất mạch chi.
- Giảm khả năng vận động, thậm chí mất khả năng vận động.
Để xác định chính xác vị trí tắc nghẽn, kích cỡ cục máu đông, lưu lượng máu… người bệnh cần được tiến hành siêu âm Doppler.
Hoại tử chi do phát hiện bệnh muộn
Điều trị tắc mạch chi cấp tính: Tuân thủ theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
- Nguyên tắc điều trị tắc mạch chi cấp tính:
+ Chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến tắc mạch để có biện pháp phối hợp điều trị bệnh lý nền.
+ Nguyên tắc cần giảm đau, chống sốc, bảo tồn chi.
- Điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa:
+ Thuốc tiêu sợi huyết giúp làm tan huyết khối trong vùng động mạch. Khi cục máu đông tan rã sẽ khiến sẽ giúp cho mạch máu được lưu thông.
+ Thuốc chống đông máu: Đa phần được sử dụng nhiều nhất là Heparin trọng lượng phân tử thấp để ngăn chặn huyết khối và tắc động mạch sau khi mổ.
+ Tiến hành phẫu thuật tạo hình động mạch: Bác sĩ dựa trên hình ảnh siêu âm mạch máu để phát hiện mảng xơ vữa và huyết khối trong lòng mạch để giúp tăng cường lưu thông máu.
+ Chọn lựa các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa cần phù hợp với bệnh nhân cần căn cứ vào mức độ tổn thương do tắc nghẽn động mạch. Hiện nay có các phương pháp phổ biến nhất bao gồm: Lấy khối tắc mạch bằng ống thông Fogarty (áp dụng cho các bệnh nhân bị tắc động mạch cấp tính nhưng chưa có biểu hiện hoại tử chi); Bóc lớp trong của động mạch (áp dụng cho trường hợp mắc tắc động mạch cấp tính ở chi dưới đã có biểu hiện xơ vữa động mạch) hoặc phẫu thuật bắc cầu nối động mạch áp dụng cho đối tượng bị tổn thương động mạch kèm theo xơ vữa động mạch đoạn dài khoảng 10cm, có nguy cơ nhiễm trùng cao. Ngoài ra, nếu bệnh quá nặng không có khả năng phục hồi chi có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt cụt chi.
- Điều trị bằng các thảo dược Đông Y:
Y học cổ truyền xếp bệnh tắc mạch chi dưới nói chung là chứng “thoát thư”. Bệnh lý này hình thành thường do ứ huyết, lâu ngày cơ nhục không được nuôi dưỡng sẽ dẫn đến tổn thương chi cấp tính. Đến giai đoạn mạn tính, các chi có thể bị lở loét, hoại tử, khiến người bệnh đau nhức không vận động được, sinh hoạt, cử động đều khó khăn.
Điều trị theo Y học cổ truyền cần ứng dụng các thảo dược giúp bổ huyết, hoạt huyết, thông mạch đến các cơ quan để các chi được nuôi dưỡng, mô tế bào dần được phục hồi.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị cũng cần chú ý ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp từ bỏ những thói quen xấu như: hút thuốc lá, đứng ngồi làm việc lâu không vận động.
Tắc mạch chi cấp tính cần được phát hiện và can thiệp từ sớm để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng. Mong rằng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.