Tắc mạch chi dưới và suy giãn tĩnh mạch khác nhau như thế nào?
Tắc mạch chi dưới đang có tỉ lệ tăng nhanh và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng mà có thể tích tụ dần dần đến khi nặng chân, đau nhức, gây khó khăn trong việc đi lại, vận động mới phát hiện ra.
Thế nào là tắc mạch chi dưới?
Tắc mạch chi dưới còn được gọi là bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Tĩnh mạch là một phần của mạch máu, có chức năng dẫn truyền máu huyết từ các cơ quan quay trở về tim. Khi chức năng dẫn truyền máu trở về tim của tĩnh mạch chân bị thương tổn sẽ dẫn đến máu ứ đọng, lâu ngày có thể hình thành cục máu đông dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
Tắc mạch chi dưới được chia làm 2 loại:
- Tắc mạch nông chi dưới: Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới bề mặt da, có thể hình thành do các hoạt động tiêm truyền tĩnh mạch…. Viêm tĩnh mạch nông thường nhẹ và có thể tự thuyên giảm sau khi dừng tiêm chích tĩnh mạch mà không cần phải điều trị đặc hiệu.
- Tắc mạch sâu chi dưới: Tĩnh mạch sâu nằm trong cơ, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Viêm tắc tĩnh mạch sâu thường hình thành do cục huyết khối xuất hiện trong lòng tĩnh mạch, có khả năng di chuyển đến động mạch phổi, dẫn đến khó thở, đau tức ngực, thậm chí đột tử.
Hình ảnh tắc mạch chi dưới do huyết khối
Vì sao tắc mạch chi dưới rất nguy hiểm?
Tắc mạch nông chi dưới thường không gây biến chứng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện muốn, tắc mạch nông có thể gây nhiễm trùng da, thậm chí gây nhiễm trùng máu nếu để quá nặng.
Tắc tĩnh mạch sâu chi dưới thường do cục máu đông hình thành. Cục máu đông này có thể vỡ ra, men theo dòng chảy của mạch máu, dẫn đến tắc mạch phổi với các biểu hiện đau thắt ngực, ho ra máu, khó thở…. Nếu không được cấp cứu ngay còn có thể dẫn đến đột tử.
Làm sao để nhận biết bệnh tắc mạch chi dưới?
Dấu hiệu chung khi bị tắc mạch chi dưới dù sâu hay nông đều khiến người bệnh cảm thấy đau, vận động khó khăn. Vùng tĩnh mạch bị bệnh còn có biểu hiện nổi tĩnh mạch to như giun bò, sờ vào thấy nóng đỏ, đau nhức.
Tắc mạch chi dưới được chia làm 3 giai đoạn:
- Thời kì đầu: Chi dưới bị tổn thương, có dấu hiệu đau cách hồi, sờ vào thấy tê, lạnh.
- Thời kì tiếp: Mạch máu bị tắc nghẽn làm các ngón chân bắt đầu có biểu hiện đổi màu, có thể chuyển sang tím, rồi đen lại, đau nhức không chịu được.
- Thời kỳ cuối: Tổn thương có dấu hiệu sưng, đau, chảy nước vàng, lẫn máu mủ.
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện âm ỉ sốt, khó thở, người mệt mỏi, đau tức ngực. Khi nhận thấy các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Một trong những biến chứng của tắc mạch chi dưới là gây lở loét, hoại tử chân
Đối tượng nào dễ bị tắc mạch chi dưới nhất?
Tắc mạch chi dưới là bệnh lý có thể xảy ra với bất kì độ tuổi nào. Mặc dù vậy, những đối tượng dưới đây thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cần có biện pháp thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh sớm:
- Người cao tuổi trên 60 tuổi.
- Người thừa cân béo phì.
- Người nghiện thuốc lá.
- Phụ nữ mang thai.
- Người mắc bệnh ung thư.
- Người ít vận động trong thời gian dài.
- Người mắc rối loạn đông máu, huyết khối tĩnh mạch sâu….
Những đối tượng trên khi nhận thấy các dấu hiệu nổi tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ nên sớm đi thăm khám để ngăn chặn biến chứng tắc mạch.
Biện pháp điều trị tắc mạch chi dưới
Tùy thuộc vào tình hình của người bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng biện pháp điều trị tắc mạch chi dưới như:
- Phác đồ điều trị tắc mạch nông chi dưới: Cần xác định nguyên nhân, nếu viêm tắc do đặt ống tiêm truyền cần tháo ống thông tĩnh mạch. Nếu có biểu hiện nhiễm trùng cần phải sử dụng kháng sinh phù hợp.
- Phác đồ điều trị tắc mạch sâu chi dưới: Bác sĩ chuyên khoa cần tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán như: thuốc tiêu huyết khối, thuốc chống đông máu theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bệnh nặng còn có thể phải phẫu thuật loại bỏ huyết khối hoặc tiến hành đặt ống thông tĩnh mạch ….
Điều trị tắc mạch chi dưới bằng Y học cổ truyền cũng là phương pháp được nhiều người ưa chuộng. Y học cổ truyền lý giải bệnh hình thành chủ yếu do máu huyết ứ đọng không thông. Vì vậy, áp dụng các bài thuốc cổ phương giúp tăng cường lưu thông máu, làm hoạt huyết thông mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, giúp tan huyết khối, giảm nhanh triệu chứng của suy giãn, viêm tắc tĩnh mạch.
Tắc mạch chi dưới là bệnh lý đang có xu hướng gia tăng tỉ lệ và trẻ hóa. Những người làm công việc phải đứng hoặc ngồi lâu nên có thời gian giải lao giữa giờ để vận động, giúp máu huyết lưu thông. Ngoài ra, tránh thừa cân, béo phì, ăn nhiều hoa quả, tập thể dục thể thao và không hút thuốc lá cũng là biện pháp tốt để phòng tránh bệnh hiệu quả.