Tắc mạch máu chi dưới: Phát hiện sớm ngăn chặn biến chứng tàn phế
Tắc mạch máu chi dưới hình thành do thiếu máu nuôi dưỡng chi trong thời gian dài. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhất trong nhóm bệnh lý mạch máu ngoại biên, dễ gây cắt cụt chi dẫn đến tàn tật, thậm chí đột tử nếu không được can thiệp đúng cách.
Nguyên nhân nào dẫn đến tắc mạch máu chi dưới
Y học chỉ ra 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tắc mạch máu chi dưới cấp tính, bao gồm:
- Do cục máu đông di chuyển từ các vị trí khác đến chi dưới, gây tắc mạch.
- Do huyết khối hình thành ở mạch máu do các bệnh lý liên quan đến máu huyết (như suy giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, xơ vữa động mạch….).
- Do chấn thương mạch máu gây nên.
Nhóm nguyên nhân do cục máu đông di chuyển đến các vị trí khác đến chi dưới gây tắc mạch chiếm 90% là bệnh lý liên quan đến tim mạch như: nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý van tim, vôi hóa van tim…. Ngoài ra, chiếm khoảng 10% là do các bệnh lý về động mạch: như huyết khối, phình động mạch, xơ vữa động mạch. Huyết khối còn làm hẹp lòng mạch, dẫn đến tắc lòng mạch. Các bệnh lý khác như tăng tiểu cầu, Lupus ban đỏ, mắc ung thư… cũng dễ gây huyết khối trong lòng mạch. Đặc biệt cũng có trường hợp mắc chấn thương hoặc vết thương ở mạch máu dẫn đến hình thành huyết khối, phù nề, tắc mạch máu chi dưới.
Hình ảnh tắc mạch máu chi dưới do xuất hiện cục máu đông trong thành mạch
Biểu hiện tắc mạch máu chi dưới như thế nào?
Chẩn đoán tắc mạch máu chi dưới thường dựa trên các dấu hiệu lâm sàng như sau:
- Đau: Mức độ đau có thể thay đổi tùy thuộc vào cấp độ bệnh. Ở giai đoạn đầu cơn đau cách hồi, đau nhiều khi vận động, đi lại nhưng nghỉ ngơi là hết. Giai đoạn cuối hình thành các vết loét sẽ khiến cơn đau nhức dữ dội, làm người bệnh khó đi lại, nằm nghỉ cũng không khỏi.
- Mất mạch: Khi thăm khám sờ không thấy mạch ở chân nên thực hiện ngay kĩ thuật siêu âm Doppler để chẩn đoán chính xác hơn.
- Biến đổi màu sắc da: Sờ vào chân dưới thấy da chân lạnh so với chân còn lại.
- Rối loạn cảm giác chi: Ước tính khoảng 50% trường hợp có biểu hiện dị cảm, tê bì chân tay.
- Liệt vận động: Đây là giai đoạn bệnh nặng nhất làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Người bệnh nên sớm đi thăm khám ngay từ khi nhận thấy biểu hiện đầu chi lạnh, tê nhức, đau mỏi chân để tránh bệnh nặng. Cụ thể, tắc mạch máu chi dưới được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I: Người bệnh vẫn còn khả năng vận động cơ, chưa mất cảm giác ở chân. Khi kiểm tra còn thấy mạch. Đây là giai đoạn sớm của bệnh, có khả năng điều trị nhanh.
- Giai đoạn II: Người bệnh vẫn còn khả năng vận động nhưng đầu chi dần mất cảm giác, tê bì chân.
- Giai đoạn III: Người bệnh không còn cảm giác ở chân, các ngón chân có biểu hiện liệt nhưng không hoàn toàn. Đây là giai đoạn cần phải cấp cứu để can thiệp bảo tồn chi.
- Giai đoạn IV: Người mắc tắc mạch máu chi dưới có dấu hiệu liệt chi. Biến chứng này nặng nhất có thể phải cắt cụt chi để tránh tử vong do nhiễm độc chi hoại tử.
Huyết khối men theo cục máu đông di chuyển gây tắc mạch phổi
Phương pháp điều trị tắc mạch máu chi dưới
Tắc mạch máu chi dưới đòi hỏi phải được điều trị ngay lập tức để cải thiện chức năng vận động chi và ngăn ngừa nguy cơ đoạn chi. Theo Y học hiện đại cần kết hợp điều trị ngoại khoa và nội khoa với nhau.
Điều trị nội khoa áp dụng dùng thuốc Heparin trọng lượng phân tử thấp để điều trị thiếu máu cấp tính chi dưới. Liều dùng cần được điều chỉnh phù hợp để tránh biến chứng chảy máu.
Điều trị bằng thuốc không hiệu quả cần xem xét phẫu thuật loại bỏ cục máu đông. Phẫu thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn kết hợp các dụng cụ kĩ thuật để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng trong quá trình làm thủ thuật. Trường hợp nặng nhất cần phải thực hiện phẫu thuật cắt cụt chi để loại bỏ chi bị thiếu máu không có khả năng phục hồi có thể gây rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng.
Ngoài ra, với những người có bệnh lý nền như: rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý mạch máu mạn tính làm cho máu huyết lưu thông kém, tăng các triệu chứng tắc mạch máu chi dưới cũng cần được điều trị phối hợp.
Bí quyết phòng tránh bệnh tắc mạch máu chi dưới
Để ngăn chặn tắc mạch máu chi dưới và các bệnh lý về mạch máu khác, mỗi người cần:
- Tăng cường tập thể dục thể thao hàng ngày để máu huyết lưu thông khỏe mạnh đến các cơ quan.
- Ăn uống lành mạnh, không ăn các thực phẩm giàu chất béo có hại, đồ ăn uống chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Không hút thuốc lá vì thuốc lá có chứa nhiều hoạt chất làm phá hủy mạch máu.
- Nếu có các biểu hiện như: tê nhức, đau mỏi chân tay nên sắp xếp đi thăm khám sớm để được điều trị ngay ở giai đoạn đầu. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để bảo tồn chi.
Bác sĩ chuyên khoa cho rằng quá trình hoại tử chi có thể bắt đầu diễn ra từ khoảng 4 giờ sau khi có biểu hiện tắc mạch máu chi dưới. Tắc mạch máu chi dưới có tỷ lệ tử vong khá cao (ước tính khoảng 20-25%) và tỉ lệ phải cắt cụt chi do điều trị muộn cũng lên đến 30% nên những đối tượng thuộc nguy cơ cao nên sớm đi thăm khám và can thiệp sớm nhất có thể.
Cảm ơn anh/chị đã để lại thông tin. Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ với anh chị ngay khi có thể