Tắc mạch phổi gây biến chứng đột tử nếu không phát hiện kịp thời
Tắc mạch phổi còn được gọi là thuyên tắc mạch phổi. Đây là biến chứng phổ biến của viêm tắc động mạch, khiến việc trao đổi oxi trở nên khó ngăn đột ngột, dẫn đến suy hô hấp. Nếu không được cấp cứu ngay, tắc mạch phổi có thể khiến người bệnh tử vong nhanh.
Tìm hiểu chung về biến chứng tắc mạch phổi
Tắc mạch phổi là hiện tượng tắc nghẽn động mạch phổi. Động mạch phổi đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu huyết từ tim phải lưu thông qua phổi để trao đổi Oxi, bỏ khí Carbon dioxide, sau đó tiếp tục đưa máu trở về tim trái để đi đến các cơ quan còn lại của cơ thể.
Tắc mạch phổi là dấu hiệu có cục máu đông trong lòng mạch máu, làm cho lòng mạch bị tắc nghẽn, khiến máu huyết không được lưu thông. Cục máu đông có thể xuất hiện ở bất kì mạch máu nào của cơ thể, khi cục máu đông này di chuyển đến phổi sẽ khiến tắc mạch phổi.
Nguyên nhân phổ biến thường gặp là do cục máu đông trong thành tĩnh mạch chân di chuyển đến tắc mạch phổi. Các cục huyết khối này nằm sâu trong lòng mạch. Cục huyết khối có khả năng tự vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, rồi tiếp tục di chuyển theo lòng mạch lên đến phổi.
Tắc mạch phổi làm cho áp suất phổi dội ngược lên tim, khiến tim phải to lên và co bóp và làm việc nhiều hơn. Tim phải gây áp lực đến tim trái. Khi tim không bơm đủ máu huyết đến các cơ quan sẽ khiến cho huyết áp giảm.
Tắc mạch phổi cũng có thể do cục máu đông có thể xuất phát từ chi trên, hoặc tĩnh mạch thận đi lên.
Hình ảnh mô phỏng cục huyết khối đi đến động mạch phổi gây thuyên tắc phổi
Mối quan hệ giữa huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi
Cục máu đông đa phần xuất hiện ở tĩnh mạch chân, hoặc tay gây nên bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có các triệu chứng như sưng đỏ, đau, nóng tại vùng huyết khối. Huyết khối có khả năng vỡ ra thành nhiều mảng nhỏ, sau đó di chuyển trong lòng mạch đến động mạch phổi.
Muốn phát hiện cục máu đông cần phải khám lâm sàng kết hợp với siêu âm mạch máu để giảm nhanh các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng tắc mạch phổi.
Triệu chứng tắc mạch phổi: Phát hiện sớm tránh đột tử
Bệnh nhân bị thuyên tắc mạch máu cần đặc biệt chú ý đến các triệu chứng sau để kịp thời cấp cứu tránh biến chứng nguy hiểm như:
- Chóng mặt, khó thở: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất do lượng oxi cung cấp đến phổi bị gián đoạn. Cục máu đông chặn lòng mạch phổi còn có thể dẫn đến đột tử do không thở được. Ước tính khoảng 17% bệnh nhân có biểu hiện ngất là do cục máu đông có trong động mạch phổi.
- Đau tức ngực: Bệnh nhân có biểu hiện đau khi hít thở sâu. Cơn đau có thể kéo dài khoảng vài phút đến vài giờ.
- Ho ra máu: Người bệnh ho nhiều, có thể kèm theo dịch nhầy. Đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư phổi cần phải được thăm khám chẩn đoán kĩ.
- Một số biểu hiện khác như: Tim đập nhanh, huyết áp giảm, tĩnh mạch cổ nổi, sốc, choáng, nôn mửa….
Với bệnh nhân có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch cần phải nhận biết sớm các triệu chứng trên và đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để được bác sĩ chuyên khoa xử lí kịp thời.
Một số dấu hiệu cảnh báo tắc mạch phổi không thể chủ quan
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng tắc mạch phổi
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ tác động dẫn đến huyết khối tĩnh mạch và tắc động mạch phổi:
- Phụ nữ sau sinh.
- Người béo phì, thừa cân.
- Người có tiền sử đột quỵ, đau tim, chấn thương xương đùi.
- Người vận động ít hoặc làm công việc phải đứng, ngồi lâu.
- Người mắc bệnh ung thư.
- Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày trong thời gian dài.
Bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý rằng nếu không có yếu tố nào trong các yếu tố trên cũng không có nghĩa là không thể mắc bệnh. Vì vậy, nếu có các triệu chứng đột ngột khó thở, chóng mặt, ho ra máu, tức ngực… cần phải đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Bí quyết ăn uống, sinh hoạt phòng tránh tắc mạch phổi
Để giảm nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch, tắc mạch phổi cần chú ý:
- Không đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu, thường xuyên vận động thể dục thể thao.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì, thừa cân.
- Tham khảo thuốc kháng đông dự phòng và vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu phải phẫu thuật nằm bất động trong thời gian dài.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để giúp máu huyết lưu thông.
- Không hút thuốc lá.
- Chị em uống thuốc tránh thai hàng ngày nên tham khảo phương pháp tránh thai khác như: cấy que, dùng bao cao su… để tránh tác dụng phụ của thuốc tránh thai đến với mạch máu.
Tắc nghẽn mạch phổi nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến biến chứng tử vong. Nếu bạn có nguy cơ mắc thuyên tắc mạch máu cần đi khám thường xuyên và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng nguy hiểm.