Tắc nghẽn tĩnh mạch chân có thể gây tàn phế nếu điều trị muộn và sai cách
Tắc nghẽn tĩnh mạch chân là một trong những bệnh lý về mạch máu phổ biến nhất. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ, đau đớn, giảm khả năng vận động mà còn có thể dẫn đến lở loét, hoại tử, tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Tắc nghẽn tĩnh mạch chân là bệnh gì?
Tắc nghẽn tĩnh mạch chân còn được gọi là viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Chi dưới bị tắc nghẽn thường ở tĩnh mạch sâu nằm trong cẳng chân, khoeo chân, đùi. Hiện tượng tắc tĩnh mạch là do cục huyết khối gây lấp lòng mạch.
Tắc nghẽn tĩnh mạch chân được đánh giá là căn bệnh mạch máu nguy hiểm vì các triệu chứng thường nhầm lẫn với nhiều bệnh lý về xương khớp, biến chứng bệnh tiểu đường… gây chẩn đoán muộn. Bệnh còn có thể khiến cục máu đông di chuyển lên động mạch phổi, gây thuyên tắc phổi và đột tử bất ngờ.
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý nguy hiểm vì triệu chứng có thể gây nhầm lẫn hoặc bỏ sót, dẫn đến chẩn đoán và điều trị muộn, tạo điều kiện cho cục máu đông di chuyển về tim, lên động mạch phổi gây thuyên tắc phổi.
Hình ảnh lở loét do viêm tắc tĩnh mạch sâu
Nguyên nhân nào gây tắc nghẽn tĩnh mạch chân?
Tắc tĩnh mạch chân có thể do những thương tổn ở tĩnh mạch nông như đặt ống thông tĩnh mạch, tiêm thuốc vào tĩnh mạch dẫn đến hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
Tắc nghẽn tĩnh mạch sâu thường do cục máu đông hình thành bởi các yếu tố tác động như:
- Do người bệnh bị chấn thương, hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật, gãy xương.
- Do huyết khối tĩnh mạch tái phát.
- Do máu huyết lưu thông chậm vì vận động kém do ngồi máy bay, làm việc văn phòng, đi tàu xe… trong thời gian dài.
- Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, ung thư, mắc rối loạn đông máu di truyền, rối loạn mô liên kết….
Nguyên nhân gây tắc nghẽn tĩnh mạch chân là do cục huyết khối. Bệnh thường diễn biến âm thầm nên khó nhận biết và thường nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.
Triệu chứng tắc nghẽn tĩnh mạch chân: Nhận biết sớm, điều trị nhanh
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chân:
- Sưng phù chân.
- Chân ấm, nóng.
- Đau nhiều, khó vận động chân.
- Lở loét, hoại tử chân.
Ước tính khoảng 50% người mắc tắc nghẽn tĩnh mạch chân gặp phải các triệu chứng đau nhiều ở bắp chân và đùi, cơn đau gia tăng khi vận động. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu phát hiện và điều trị muộn, các vết lở loét, hoại tử có thể lan rộng, thậm chí cục máu đông trong tĩnh mạch sâu có thể di chuyển lên phổi gây đột tử bất ngờ.
Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như: người cao tuổi trên 60 tuổi, người thừa cân béo phì, có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu bia, phụ nữ có thai, người bị ung thư, ít vận động hoặc mắc bệnh lý rối loạn đông máu … cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có phương án sử dụng thuốc chống đông, dự phòng huyết khối tĩnh mạch.
Ngoài ra, nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Những người làm văn phòng, lái xe, công nhân… nên có thời gian giải lao, kê cao chân, xoa bóp tay chân để máu huyết lưu thông. Đặc biệt kiểm soát cân nặng, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, không dùng chất kích thích, ăn nhiều chất xơ, rau củ quả cũng khiến ngăn chặn tắc nghẽn tĩnh mạch chân.
Bệnh nhân hoại tử do viêm tắc tĩnh mạch
Gợi ý điều trị tắc nghẽn tĩnh mạch chân ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
Y học hiện đại điều trị tắc nghẽn tĩnh mạch chân bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tiêu sợi huyết, hoặc phẫu thuật, đặt ống stent lọc máu, ngăn không cho cục máu đông di chuyển đến các cơ quan khác. Các phương pháp này cần phải được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, đặc biệt không tùy tiện uống thuốc chống đông để tránh biến chứng xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Y học cổ truyền, bệnh hình thành do khí huyết ứ trệ, làm máu huyết không thông, lâu ngày sẽ gây tổn thương cơ nhục. Do vậy, sử dụng các thảo dược hoạt huyết, hóa ứ, thông mạch sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, giảm nhanh các triệu chứng phù nề, đau nhức, lở loét chân. Tuy nhiên, dùng thảo dược Đông y cần kiên trì kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện để đem lại hiệu quả.