Tắc tĩnh mạch chân có nên phẫu thuật không?
Tắc tĩnh mạch chân có thể gây biến chứng tàn phế, thậm chí tử vong. Tắc tĩnh mạch chân chia làm 2 loại là tắc tĩnh mạch nông và tắc tĩnh mạch sâu, trong đó tắc tĩnh mạch sâu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch chân
Hầu hết các yếu tố gây thương tổn đến tĩnh mạch là do cục máu đông hình thành làm máu huyết không lưu thông dẫn đến sự tắc ngẽn, lâu ngày làm các chi không được nuôi dưỡng, dẫn đến mô tế bào bị hủy hoại.
Tổn thương tĩnh mạch nông còn có thể do các hoạt động tiêm truyền gây nên. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường hình thành ở người có tiền sử phẫu thuật, rối loạn đông máu, người điều trị ung thư….
Tùy thuộc vào cấp độ tắc tĩnh mạch chân mà người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: tê mỏi chân, đau đớn nhiều, lở loét, hoại tử, cắt cụt chi do nhiễm trùng…. Tắc tĩnh mạch chân cũng có thể là nguyên nhân gây thuyên tắc mạch phổi nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển theo mạch máu lên đến phổi. Khi gặp biến chứng này, người bệnh sẽ có biểu hiện đau tức ngực đột ngột, khó thở, ho ra máu… cần được cứu trợ y tế ngay lập tức để tránh đột tử.
Với những người có tiền sử mắc rối loạn đông máu, huyết khối tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc dự phòng huyết khối để giảm nguy cơ mắc tắc tĩnh mạch chân.
Hình ảnh lở loét do tắc tĩnh mạch chân
Phẫu thuật tắc tĩnh mạch chân là gì?
Tắc tĩnh mạch chân là một bệnh mạch máu. Thực hiện phẫu thuật tắc tĩnh mạch chân cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ phẫu thuật mạch máu, bác sĩ X – quang mạch máu, nội khoa mạch máu, bác sĩ siêu âm để phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp.
Trước khi thực hiện phẫu thuật cần chú ý phương pháp chẩn đoán phù hợp như:
- Biện pháp thăm dò mạch máu không xâm lấn:
Bác sĩ thực hiện đánh giá chức năng của mạch máu nhưng không áp dụng tiêm thuốc hoặc dùng các tia X ảnh hưởng đến mạch máu. Kĩ thuật này đem lại hiệu quả chẩn đoán chính xác cao.
Một số biện pháp thường được áp dụng như: siêu âm Doppler mạch máu để phát hiện hình ảnh mạch máu và các rối loạn dòng chảy thường gặp.
- Biện pháp chẩn đoán qua thăm dò mạch máu xâm lấn:
Phương pháp phổ biến nhất là chụp X – quang mạch máu. Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch để thu nhận hình ảnh mạch máu và cục máu đông trong lòng mạch máu. Ngoài ra còn có các phương pháp chẩn đoán khác như: Chụp CT tĩnh mạch, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp mạch máu đồng vị phóng xạ.
Phẫu thuật tắc tĩnh mạch chân được áp dụng cho các đối tượng mắc bệnh nặng. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay như: mổ hở, mổ đặt lưới lọc stent để ngăn chặn cục máu đông di chuyển lên đến phổi.
Phẫu thuật tắc tĩnh mạch chân đem lại hiệu quả nhưng đòi hỏi bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao và kĩ thuật mổ hiện đại nên mức chi phí thường khá lớn. Ước tính tỉ lệ tái phát bệnh cũng khá cao nên người bệnh cần cân nhắc, tham khảo ý kiến của bác sĩ chưa khi thực hiện.
Phẫu thuật tắc tĩnh mạch chân cần đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao
Gợi ý một số phương pháp điều trị tắc tĩnh mạch chân hiệu quả
+ Thực hiện tiêm thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ.
+ Áp dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền giúp hoạt huyết, thông mạch, tăng cường lưu thông máu.
+ Sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
+ Kiểm soát ăn uống và hạn chế các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu.
+ Với các bệnh nhân có yếu tố mắc huyết khối tĩnh mạch cao cần phải được bác sĩ tư vấn dự phòng huyết khối sớm nhất có thể.
Bài viết là một số thông tin về tắc tĩnh mạch chân cho bạn tham khảo. Để hiểu thêm về bệnh lý và phương pháp điều trị, bạn có thể gọi tới hotline: 0982.91.55.53 để dược sĩ tư vấn cụ thể.