Tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học theo ý kiến chuyên gia
Tắc tĩnh mạch chi dưới còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm tắc tĩnh mạch. Bài viết tổng hợp các thông tin về tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học: nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị.
Tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học là gì?
Tắc tĩnh mạch chi dưới còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Bệnh lý này hình thành khi cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch, thường gặp ở tĩnh mạch đùi, khoeo, cẳng chân, tĩnh mạch chậu, dẫn đến tắc 1 phần hoặc hoàn toàn lòng mạch.
Thuyên tắc mạch phổi được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của tắc tĩnh mạch chi dưới. Ước tính có đến 79% bệnh nhân bị thuyên tắc mạch phổi có các triệu chứng của tắc tĩnh mạch chi dưới. Và có khoảng 50% bệnh nhân mắc tắc tĩnh mạch chi dưới phải đối mặt với thuyên tắc mạch phổi.
Chẩn đoán tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học
1. Chẩn đoán nguyên nhân
Chẩn đoán các yếu tố nguy cơ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị tắc tĩnh mạch chi dưới tốt nhất.
Một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc tắc tĩnh mạch chi dưới như:
- Người tuổi cao trên 40 tuổi.
- Người phải nằm lâu một chỗ do chấn thương, phẫu thuật.
- Người có tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
- Người béo phì, thừa cân.
- Người có tiền sử suy tim, đột quỵ, ung thư, suy giãn tĩnh mạch, rối loạn đông máu….
- Phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc hormone trị liệu.
Hình ảnh chân bệnh nhân mắc viêm tắc tĩnh mạch
2. Chẩn đoán lâm sàng tắc tĩnh mạch chi dưới
Tắc tĩnh mạch chi dưới thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Khi thăm khám biểu hiện lâm sàng cần chú ý tìm hiểu, so sánh hai chân. Một số dấu hiệu thường gặp như:
- Đau nhiều, dị cảm ở bắp chân.
- Có thể thấy tĩnh mạch nổi lên.
- Đau gia tăng khi gấp mặt mu của bàn chân vào cẳng chân (Dấu hiệu Homans).’
- Cảm giác nóng chân.
- Tăng thể tích chân.
- Phù nề.
Tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học còn có thể xác định thông qua thang điểm WeUs và Kahn như sau:
- Người đang mắc ung thư.
- Người bị liệt hoặc mới thực hiện kĩ thuật bó bột.
- Người bị bất động hoặc vừa trải qua phẫu thuật.
- Người bị đau dọc tĩnh mạch.
- Phù 1 chân.
- Phù mềm.
- Có dấu hiệu giãn tĩnh mạch nông.
Mỗi dấu hiệu trên tương đương với 1 điểm. Nếu bệnh nhân có từ 3 điểm trở lên thì khả năng mắc tắc tĩnh mạch chi dưới cao.
Hoại tử do viêm tắc tĩnh mạch
3. Chẩn đoán phân biệt
Để xác định mức độ nguy hiểm của tắc tĩnh mạch chi dưới, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các kĩ thuật hoặc xét nghiệm chẩn đoán như sau:
- Khám trực tràng: để chẩn đoán khả năng huyết khối có di chuyển đến vùng chậu không.
- Nghe phổi, huyết áp, tim mạch: để phát hiện sớm các biến chứng của tắc mạch phổi.
- Siêu âm Doppler mạch để chẩn đoán lưu thông máu.
- Thực hiện xét nghiệm máu: D- Dimer, Công thức máu, tiểu cầu, lắng máu, đánh giá chức năng Gan – Thận, khả năng đông máu….
- Phân biệt dấu hiệu phù chân do các bệnh lý như: phù thận, suy tim, tụ máu trong cơ, phù bạch mạch….
Điều trị tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học
1. Điều trị bằng thuốc chống đông máu
- Thuốc Heparin không phân đoạn: Thực hiện tiêm truyền theo liều lượng 50 đơn vị/kg, sau đó tiếp tục duy trì 500 đơn vị/kg/ngày.
- Thuốc Heparin trọng lượng phân tử thấp: Liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc Lovenox liều lượng 0,4ml X 2 bơm/ngày
- Thuốc kháng vitamin K dùng phối hợp với làm xét nghiệm INR để tránh biến chứng đông máu.
Thuốc chống đông có thể được dùng trong thời gian khoảng 3 tháng, thậm chí có thể đến hết đời nếu tắc tĩnh mạch mạn tính kéo dài.
Khi dùng thuốc chống đông máu cần chú ý theo dõi tiểu cầu và chức năng thận để phòng ngừa biến chứng chảy máu và suy thận.
2. Dùng băng/ tất áp lực
Vớ y khoa được thiết kế bằng loại vải đặc biệt giúp làm tăng áp lực ở chân, làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, mỏi chân do huyết khối tĩnh mạch. Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại tất áp lực độ 2-3 theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Lưu ý chỉ đi tất vào ban ngày, không sử dụng vào ban đêm hoặc khi nằm nghỉ ngơi.
3. Biện pháp tiêu huyết khối
Tiêu huyết khối không áp dụng cho trường hợp mắc viêm tắc tĩnh mạch xanh. Biện pháp này cần được tư vấn chuyên khoa để tránh biến chứng xuất huyết.
4. Biện pháp phẫu thuật
Phẫu thuật áp dụng cho các trường hợp mắc huyết khối đoạn gần, có cục máu đông trong thành mạch.
5. Điều trị dự phòng tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học
Dự phòng huyết khối tĩnh mạch cần áp dụng cho các bệnh nhân có nguy cơ cao như:
- Với người vừa trải qua phẫu thuật hoặc sau khi sinh cần vận động càng sớm càng tốt, không nên nằm lâu một chỗ.
- Người cao tuổi nên vận động chân tay nhiều để máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Áp dụng dùng thuốc chống đông dự phòng cho các trường hợp phẫu thuật, có thể tham khảo dùng Lovenox liều lượng từ 2000 – 4000 đơn vị /ngày.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.
- Khi nằm nên gác chân lên cao.
- Đeo tất áp lực thường xuyên.
- Giảm cân nếu đang bị béo phì, thừa cân.
Trên đây là một số thông tin về tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học cho bạn tham khảo. Để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm bệnh lý này bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để thăm khám và làm theo chỉ dẫn.