Thuốc điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới dùng sao cho hiệu quả không gây tác dụng phụ?
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thường do cục máu đông hình thành ở vị trí tĩnh mạch chậu, cẳng chân, khoeo chân hoặc đùi, dẫn đến máu huyết không được lưu thông. Thuốc điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới được dùng như thế nào mới đem lại hiệu quả? Dưới đây là một số nguyên tắc điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bạn nên biết.
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới tăng nguy cơ tử vong do thuyên tắc phổi
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm do các triệu chứng thường xuất hiện muộn, làm tăng nguy cơ cục máu đông di chuyển về phổi gây tử vong do thuyên tắc phổi.
Ước tính ở Mỹ có khoảng 50.000 người tử vong hàng năm do thuyên tắc phổi. Do vậy, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới được xem là căn bệnh nguy hiểm nhưng rất nhiều người thiếu hiểu biết.
Khi cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch, sẽ khiến con đường dẫn truyền máu trở về tim bị cản trở, lâu ngày mạch máu thoát dịch ra ngoài dẫn đến viêm. Vì vậy, chân bị tắc mạch máu sẽ có dấu hiệu nóng đỏ, sưng, đau, sờ vào thấy cứng và đau nhiều hơn so với chân lành lặn.
Bệnh càng để lâu càng gây phá hủy van tĩnh mạch, dẫn đến các thương tổn khác như phù chi, loét chi dưới, ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh.
Cục huyết khối gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Thuốc điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là gì? Dùng như thế nào?
Theo Tây y chủ yếu điều trị viêm tắc tĩnh mạch dựa trên nguyên tắc làm tan cục huyết khối và dự phòng thuyên tắc động mạch phổi. Do vậy, bác sĩ chuyên khoa thường kê một số loại thuốc như:
1. Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu gồm có 2 loại là loại tiêm truyền đường tĩnh mạch, hoặc tiêm dưới da là: Heparin hoặc Heparin trọng lượng phân tử thấp. Trong đó, Heparrin trọng lượng phân tử thấp thường được dùng phổ biến hơn. Các kĩ thuật tiêm truyền cần phải thực hiện bởi đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, được huấn luyện tiêm dưới da bụng.
Thời gian sử dụng thuốc chống đông thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày đầu, sau đó tiếp tục sử dụng lâu dài hay không cần căn cứ vào kết quả chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc chông đông máu Heparin
2. Thuốc kháng vitamin K
Thuốc kháng vitamin K là một loại thuốc chống đông đường uống, thường được dùng lâu dài. Khi uống cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, tránh biến chứng chảy máu.
Điều trị bằng thuốc chống đông kháng vitamin K cần phải căn cứ vào chỉ số INR (trong khoảng 2-3). Mỗi tháng cần thực hiện INR 1 lần để đánh giá hiệu quả của thuốc và điều chỉnh liều lượng phù hợp để ngăn chặn biến chứng chảy máu.
Thời gian uống thuốc kháng vitamin K ít nhất là 3 tháng, thậm chí có thể phải dùng cả đời để giảm thiểu biến chứng của viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng vitamin K đường uống
4. Một số biện pháp phối hợp
Ngoài việc dùng thuốc điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ như:
- Sử dụng vớ y khoa:
Vớ y khoa còn gọi là tất áp lực y tế hoặc băng chun áp lục, có chun áp lực hay tất áp lực y tế được thiết kế bằng loại vải đặc biệt, có độ đàn hồi cao mang lại áp lực khoảng 20 – 30 mmHg để thúc đẩy máu huyết ở chi dưới lưu thông. Sử dụng vớ y khoa cho bệnh nhân viêm tắc tĩnh mạch chi dưới cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh trường hợp làm cục máu đông di chuyển rất nguy hiểm.
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:
Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới trong thời gian đầu điều trị, khi tiêm thuốc có thể phải nằm theo dõi tại giường 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, sau khi đi vớ y khoa có thể đi lại nhẹ nhàng, vận động cơ thể phù hợp với thể lực và tình trạng bệnh lý. Người bệnh tránh tham gia các hoạt động thể lực mạnh để hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau.
Về chế độ dinh dưỡng, cần tăng cường các thực phẩm rau xanh, hoa quả, tránh gây táo bón. Bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm có hại cho mạch máu như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thực phẩm nhiều đường, muối.
Phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Mục tiêu của sử dụng thuốc điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là ngăn ngừa sự di chuyển của cục máu đông để giảm thiểu nguy cơ thuyên tắc mạch phổi.
Để phòng ngừa bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, những người có nguy cơ cao như thực hiện phẫu thuật tiểu khung, người mắc ung thư phải nằm bất động… có thể tham khảo dùng thuốc chống đông dự phòng. Đặc biệt, người chăm sóc cần thường xuyên xoa bóp chân tay và giúp vận động cơ bản cho người bệnh.
Chị em sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc đang mang thai cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Chị em nên mang tất áp lực, gác chân lên cao để tránh ứ trệ máu huyết.
Người cao tuổi, người béo phì thừa cân cần tăng cường vận động thể dục thể thao để tuần hoàn máu khỏe mạnh.
Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới cho bạn tham khảo. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để điều trị triệt để viêm tắc tĩnh mạch.