Thuốc làm tan huyết khối có những công dụng và chỉ định như thế nào?
Thuốc làm tan huyết khối giúp dự phòng biến chứng cục máu đông di chuyển lên phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi. Loại thuốc này còn làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch. Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa trong việc dùng thuốc làm tan huyết khối.
Tìm hiểu chung về thuốc làm tan huyết khối
Thuốc làm tan huyết khối còn được gọi là thuốc chống đông máu. Đây là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị huyết khối tĩnh mạch, dự phòng biến chứng thuyên tắc mạch phổi hoặc ngăn ngừa tai biến tim mạch.
Khi mảng xơ vữa trong động mạch có biểu hiện vỡ ra sẽ làm cho nội mạc bị thương tổn, giải phóng các yếu tố dẫn đến đông máu. Khi nhịp tim chậm lại, làm tốc độ dòng chảy giảm nhanh sẽ gây tăng nguy cơ kết dính trong lòng mạch. Hệ quả là tăng tập kết tiểu cầu làm hình thành cục máu đông, còn được gọi là cục huyết khối.
Cục huyết khối có khả năng di chuyển trong lòng mạch, gây tắc mạch máu. Máu huyết không được lưu thông sẽ gây thiếu máu cơ tim làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ. Cục huyết khối ở não bộ sẽ gây biến chứng thiếu máu não, tăng nguy cơ đột quỵ.
Hiện nay, thuốc làm tan huyết khối (thuốc chống đông máu) được chia làm 3 loại:
- Nhóm thuốc giúp ngăn tập kết tiểu cầu, giảm nguy cơ hình thành cục huyết khối. Một số loại thuốc thường dùng là: clopidogrel và aspirin là thuốc ngoại trú, ticlopidine là thuốc điều trị nội trú giúp dự phòng nghẽn mạch. Nhóm thuốc này cũng được dùng để điều trị cấp cứu nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
- Nhóm thuốc ức chế các yếu tố gây đông máu như: thuốc kháng vitamin K, Heparin trọng lượng phân tử thấp (như dalteparin, enxoxaparin), Heparin tự nhiên hoặc các dẫn chất Coumarin giúp dự phòng huyết khối.
- Nhóm thuốc tiêu huyết, giúp hoạt hóa Plasminogen ở mô tế bào, làm tiêu Fibrin, làm tan cục máu đông như: altepase, urokinase, streptolinase. Nhóm thuốc này có tên gọi viết tắt là t-PA (tên Tiếng Anh là: tissue plaminogen activator).
Cục máu đông trong thành mạch làm tăng nguy cơ bệnh lý
Dùng thuốc làm tan huyết khối cần lưu ý điều gì?
Bác sĩ chuyên khoa gợi ý cho bạn nhóm thuốc làm tan huyết khối thường dùng nhất là:
- Aspirin:
Loại thuốc có công dụng ngăn tăng liều lượng thromboxan-A2 và prostacyclin làm tăng tập kết tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Thuốc Aspirin cũng được chứng minh làm tan huyết khối rõ rệt, giúp giảm tắc nghẽn mạch, giảm nguy cơ đau thắt ngực, đột quỵ, tử vong do nhồi máu cơ tim.
Lưu ý khi dùng Aspirin cho những người chưa từng mắc bệnh hoặc người bị tai biến tim mạch cần cẩn trọng dùng theo chỉ dẫn để giảm biến chứng xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não.
Aspirin cũng không dùng cho các đối tượng:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi.
+ Người có tiền sử bị bệnh dạ dày, viêm loét tá tràng, suy gan.
+ Người có bệnh lý hô hấp.
+ Cơ địa dị ứng với aspirin, hoặc thuốc kháng viêm.
+ Chị em đang mang thai hoặc cho con bú.
Thuốc Aspirin
- Clopidogerel:
Loại thuốc làm tan huyết khối này giúp ức chế quá trình phục hồi P2Y2 ở khu vực màng tế bào tiểu cầu ADP - adenosin phosphate gây cục máu đông. Clopidogrel thường được dùng cho những bệnh nhân nhồi máu cơ tim, dự phòng tai biến tim mạch, ngăn chặn thiếu máu cục bộ ở người mắc xơ vữa mạch vành.
Clopidogrel thường dùng cho các trường hợp chống chỉ định hoặc không có hiệu quả khi uống Aspirin.
Clopidpgrel có nhiều tác dụng phụ như gây táo bón, đau dạ dày, đau bụng.
Loại thuốc này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.
Thuốc Clopidogerel
- Warfarin:
Warfarin là thuốc làm tan huyết khối giúp ức chế quá trình tổng hợp tại gan gây nên đông máu. Warfarin có hiệu quả dự phòng huyết khối, giảm nguy cơ nghẽn mạch do nhồi máu cơ tim. Warfarin thường có hiệu quả chậm sau 3-4 ngày dùng thuốc.
Khi dùng Warfarin cũng cần chú ý:
- Thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu, nên không dùng thuốc cho những người đang bị chảy máu, hoặc có nguy cơ chảy máu cao.
- Không dùng chung với các loại thuốc chống đông máu khác.
- Không dùng cho người bị đột quỵ hoặc chảy máu não.
- Không nên tự ý bỏ thuốc mà cần phải dùng kiên trì hàng ngày, đúng liều lượng.
- Trong quá trình sử dụng thuốc cần kiểm tra định kì chỉ số INR (tên tiếng Anh là International Normalized Ratio để theo dõi chỉ số nguy cơ hình thành huyết khối. Dựa vào chỉ số này bác sĩ sẽ kê liều thuốc phù hợp với tình trạng bệnh nhân.
- Đây là thuốc làm tan huyết khối bắt buộc phải dùng theo đơn của bác sĩ để ngăn chặn những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Thuốc Warfarin
Trên đây là một số thông tin cần thiết về thuốc làm tan huyết khối cho bạn tham khảo. Tất cả các loại thuốc trên đều cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn tác dụng phụ đến Gan, Thận và mạch máu.