Tĩnh mạch chi dưới và những bệnh lí không thể coi thường
Tĩnh mạch chi dưới là một phần của mạch máu, đảm nhiệm tuần hoàn máu cho cơ thể, giúp trao đổi máu huyết từ chân trở về tim. Một số bệnh lý thường gặp ở tĩnh mạch chi dưới là: suy van tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
Tĩnh mạch chi dưới có cấu tạo như thế nào? Chức năng của tĩnh mạch chi dưới
Tĩnh mạch trong cơ thể gồm có 4 loại là tĩnh mạch hệ thống, tĩnh mạch bề mặt, tĩnh mạch phổi và tĩnh mạch sâu. Trong đó, tĩnh mạch sâu nằm trong mô cơ và thường nằm gần động mạch tương ứng.
Tĩnh mạch chỉ có đường kính nhỏ khoảng 1 – 1,5cm. Máu huyết đi qua vùng động mạch, đi qua tiểu động mạch, mao mạch rồi mới đến tĩnh mạch. Tĩnh mạch phân nhánh thành các tĩnh mạch khác nhau, trong đó tĩnh mạch nhỏ sẽ mang máu đến tĩnh mạch chủ, rồi máu được vận chuyển đến tĩnh mạch chủ cao cấp, tĩnh mạch chủ dưới, rồi đến tâm nhĩ phải của tim.
Tĩnh mạch thường có cấu tạo mỏng và độ đàn hồi cao hơn so với động mạch. Cấu tạo của tĩnh mạch có dạng ống, chia làm 2 lớp là lớp ngoài cùng và lớp trong cùng. Lớp ngoài cùng gồm nhiều collagen, được bọc lại bằng cơ trơn. Lớp trong cùng là các tế bào nội mô.
Hầu hết các tĩnh mạch đều có van gắn vào thành tĩnh mạch, khép vào lòng tĩnh mạch. Khi máu chảy lên nhờ lực ép từ các bơm cơ, các van sẽ tự động mở ra. Khi máu chảy ngược xuống do lực hút của trọng lượng, van sẽ đóng lại, khiến máu không lưu thông xuống dưới. Van hoạt động 1 chiều giúp máu di chuyển từ chân lên đến tim hiệu quả. Ngoài ra, tĩnh mạch còn có vai trò điều hòa nhiệt độ cơ thể và lưu trữ máu. Khi nhiệt độ tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng giãn mạch, làm bề mặt da mát hơn do tĩnh mạch hút máu nhiều hơn.
Cấu tạo tĩnh mạch chi dưới
Một số bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch chi dưới thường gặp
1. Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh lý mạch máu. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới gồm có suy giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch mạng nhện, suy giãn tĩnh mạch sâu. Bệnh gây các triệu chứng nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, sưng đỏ, đau mỏi, tê chân, chuột rút về đêm…. Điều trị suy giãn tĩnh mạch có nhiều phương pháp như dùng thuốc Đông y, dùng tia laser, phẫu thuật cắt – nối tĩnh mạch….
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
2. Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành khi cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch có thể gây nên các triệu chứng: đau nhức, phù nề, biến dạng mô tế bào, lở loét, hoại tử chân…. Huyết khối tĩnh mạch sâu còn có có thể làm tăng nguy cơ thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến khó thở, tử vong đột ngột nếu không được cấp cứu kịp thời.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch cần căn cứ vào các triệu chứng để sử dụng thuốc chống đông, tăng tuần hoàn máu hoặc phẫu thuật loại bỏ cục máu đông.
Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch
3. Viêm tắc tĩnh mạch
Viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng viêm ở tĩnh mạch, cũng có liên quan đến cục máu đông trong thành mạch. Viêm tắc hình thành khi cục máu đông gây nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong thành mạch, lâu ngày sẽ làm biến dạng mổ tổ chức xung quanh dẫn đến viêm, lở loét, hoại tử.
Những người có nguy cơ cao bị viêm tắc tĩnh mạch bao gồm: người thực hiện phẫu thuật chỉnh hình, chấn thương đùi, xương cột sống, khung chậu, người phải nằm một chỗ bất động lâu ngày, người mắc ung thư….
Hình ảnh bàn chân bị viêm tắc mạch máu gây hoại tử ngón chân
Dự phòng bệnh lý tĩnh mạch chi dưới
Để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới, huyết khối tĩnh mạch chi dưới hoặc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, bạn cần chú ý:
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan.
- Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh hoặc béo phì, thừa cân.
- Ăn uống điều độ, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường….
- Không nên dùng rượu bia, thuốc lá rất có hại cho mạch máu.
- Không nên đứng hoặc ngồi lâu một tư thế làm máu huyết lưu thông kém, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh lí về mạch máu.
Trên đây là những hiểu biết về tĩnh mạch chi dưới và các bệnh lý phổ biến cho bạn tham khảo. Khi nhận thấy các dấu hiệu đau nhức, sưng chân, nổi tĩnh mạch, bạn nên lựa chợn cơ sở thăm khám uy tín để tránh những biến chứng nguy hiểm.