Triệu chứng hoại tử chân cần nhận biết sớm tránh cắt cụt chi
Hoại tử chân có thể để lại di chứng khiến người bệnh phải lựa chọn cắt bỏ 1 phần chân để giành lại sự sống. Nếu người bệnh nhận biết sớm các triệu chứng hoại tử chân và điều trị theo đúng phác đồ sẽ giúp ngăn chặn biến chứng đáng lo ngại này.
Tìm hiểu chung về hoại tử chân
Hoại tử chân là thuật ngữ y học được dùng để chỉ hiện tượng nhiễm trùng chân. Nguyên nhân dẫn đến hoại tử ở chân thường do các vết thương không được vệ sinh đúng cách, làm nhiễm khuẩn lan rộng hoặc do mạch máu có cục máu đông, tốc độ lưu thông máu kém, dẫn đến chi dưới không nhận đủ máu huyết lâu ngày làm hình thành vết loét cao.
Triệu chứng hoại tử chân: Nên phát hiện từ giai đoạn sớm
Vết thương bị hoại tử được chia làm 2 loại là: hoại tử khô và hoại tử ướt. Triệu chứng hoại tử chân khô hay ướt hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là những đặc điểm dễ nhận biết nhất giúp bạn phát hiện và phân biệt các loại hoại tử:
- Triệu chứng hoại tử khô ở chân:
+ Da chân khô, có dấu hiệu co rút, chuyển từ màu tái sang màu xanh rồi đen đặc lại, sau đó da có thể bong chóc.
+ Sờ vào vùng da chân thấy cảm giác lạnh, tê.
+ Người bệnh có thể bị hoại tử khô có thể đau hoặc không đau.
+ Sốt dai dẳng không dứt.
Hoại tử khô do viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
- Triệu chứng hoại tử ướt ở chân:
+ Cảm giác đau nhiều, cơn đau có thể dữ dội ở vùng da chân.
+ Da chân có biểu hiện thay đổi màu sắc, có thể từ màu đỏ sang màu nâu, rồi đen lại.
+ Hình thành một hoặc nhiều vết loét ở chân, có tiết dịch nước, máu, mủ.
+ Ở miệng vết thương có mùi hôi.
+ Khi sờ hoặc bóp vào miệng vết thương thấy có trào dịch máu mủ ra.
+ Sốt và mệt mỏi nhiều.
Triệu chứng hoại tử chân ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, đa số bệnh nhân đi thăm khám khi tình trạng bệnh đã nặng, hoại tử lan rộng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc.
Hướng dẫn điều trị các triệu chứng hoại tử chân theo Tây y
Phác đồ điều trị triệu chứng hoại tử chân theo bác sĩ chuyên khoa cần căn cứ vào mức độ hoại tử nặng hay nhẹ để có phương pháp phù hợp. Tùy vào các triệu chứng như đau, phù chân, lở loét, nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp.
Ngày nay, Y học hiện đại còn ứng dụng phương pháp hút chân không để làm sạch mô tế bào chết, sau đó ứng dụng liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO) giúp tăng lượng oxy đến với mô tế bào để các mô nhanh chóng phục hồi thương tổn.
Trường hợp hoại tử quá nặng, tiên lượng lây lan sang các vùng khác cần tư vấn phẫu thuật, có thể phải cắt bỏ chi chân để ngăn chặn nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Bàn chân hoại tử do biến chứng của bệnh tiểu đường
Điều trị triệu chứng hoại tử chân theo Đông y: Hiệu quả lâu dài
Các thảo dược Đông y giúp hoạt huyết, thông tắc kinh mạch sẽ giúp cho máu huyết điều hòa đến các cơ quan, làm cho các mô tế bào dần được phục hồi. Y học cổ truyền cũng cho rằng huyết ứ là nguyên nhân hàng đầu khiến các vết loét hình thành và gia tăng nguy cơ hoại tử. Nhất là với những người có bệnh lý nền như đái tháo đường, viêm tắc mạch máu… khả năng lưu thông máu kém dẫn đến viêm loét gia tăng hơn.
Các bài thuốc thông mạch, hoạt huyết của Đông y, kết hợp các dược liệu quý giúp tuần hoàn máu được cải thiện, độ đàn hồi tĩnh mạch tăng, đồng thời còn giúp tăng hệ miễn dịch, làm giảm các nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử.
Một số biện pháp phòng ngừa hoại tử chân
Để phòng tránh hoại tử chân, những người thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cần chú ý:
- Với người có bệnh lý nền đái tháo đường: Cần kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa (như dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống). Hàng ngày, người bệnh cũng cần kiểm tra chân, các kẽ chân để tìm ra sớm các vết loét và điều trị càng sớm càng tốt. Ở người mắc bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu gia tăng sẽ khiến các vết thương lâu lành, nhanh viêm loét nên dễ bị biến chứng bàn chân.
- Người bệnh bị viêm tắc mạch máu: Cần kiên trì điều trị kết hợp chế độ tập luyện, ăn uống phù hợp để cải thiện lưu thông máu, giảm kích cỡ cục máu đông trong thành mạch.
- Giữ cân nặng ổn định, tránh béo phì, thừa cân để tuần hoàn máu đến các cơ quan tốt hơn.
- Không hút thuốc lá vì trong khói thuốc chứa nhiều chất độc hại làm hỏng mạch máu.
- Nếu bạn bị chấn thương hoặc có các vết thương hở trên da cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không tự ý đắp các loại cây lá dân gian hoặc bôi thuốc bừa bãi.
Triệu chứng hoại tử chân điển hình nhất là biến đổi màu sắc da chân, lở loét, mùi hôi, đau nhức, sốt cao. Nếu bạn đang có các dấu hiệu bất thường ở chân ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt nên sớm đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.