Triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch chi dưới tránh nhầm lẫn với biến chứng bệnh tiểu đường
Viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới là căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ cục máu đông di chuyển gây đột tử vì thuyên tắc mạch phổi. Nhận biết sớm các triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch chi dưới giúp điều trị sớm ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới: Căn bệnh mạch máu ngoại biên phổ biến
Bệnh mạch máu ngoạn biên là các căn bệnh liên quan đến tĩnh mạch, động mạch, mao mạch đảm nhiệm vai trò cung cấp máu cho các cơ quan như chân, tay. Viêm tắc tĩnh mạch là một trong những bệnh lý mạch máu thường gặp nhất.
Nhiệm vụ của động mạch là dẫn truyền máu huyết từ tim đến các cơ quan khác của cơ thể còn tình mạch giúp lưu chuyển máu từ các cơ quan trở về tim để tiếp tục hệ tuần hoàn máu.
Viêm tắc tĩnh mạch là một dạng thương tổn mạch máu, dẫn đến sưng đau, viêm nhiễm. Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bao gồm viêm tắc tĩnh mạch nông và viêm tắc tĩnh mạch sâu. Trong đó, viêm tắc tĩnh mạch sâu được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm hơn bởi cục máu đông có thể theo dòng chảy của tĩnh mạch, di chuyển đến các cơ quan khác. Biến chứng tai hại nhất là khi cục máu đông di chuyển về phổi, gây tắc mạch phổi, nghẹt thở, đột tử nếu không được can thiệp sớm.
Cục máu đông trong tĩnh mạch gây viêm tắc tĩnh mạch
Triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là gì?
Bệnh viêm tĩnh mạch chi dưới thường gặp nhiều hơn so với viêm tĩnh mạch chi trên. Nguyên nhân là do tĩnh mạch chân có cấu tạo xa tim hơn, chịu áp lực của trọng lượng cơ thể lớn nên dễ mắc bệnh lý về mạch máu hơn.
Người mắc viêm tắc tĩnh mạch nông hay sâu đều có chung cảm giác đau đớn, sưng tấy, phù nền vùng chi bệnh làm vận động, sinh hoạt khó khăn hơn.
Triệu chứng nhận biết viêm tắc tĩnh mạch nông là cảm giác đau, sưng, ngứa chi, có thể kèm theo sốt nhẹ. Với người có dấu hiệu nhiễm trùng còn thấy sốt liên tục, sưng chân, nóng chân, tổn thương vùng da chân.
Riêng viêm tắc tĩnh mạch sâu cũng có các triệu chứng nhận biết như trên, nhưng cường độ phù và đau nhiều hơn. Đặc biệt, vùng tĩnh mạch đùi hay bắp chân là những vùng có cơn đau gia tăng, nhất là sau khi gập chân hoặc đi bộ.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến dấu hiệu biến chứng của viêm tắc tĩnh mạch chi dưới như: sốt nhẹ, hồi hộp, ho ra máu, khó thở… đều là biểu hiện của thuyên tắc phổi cần được cấp cứu sớm.
Sưng đỏ, đau, phù nề là triệu chứng thường gặp nhất của viêm tắc tĩnh mạch
Thay đổi lối sống, cách sinh hoạt phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch nông thường xuất phát từ việc đặt ống thông tĩnh mạch, hoặc thường xuyên tiêm truyền khiến vị trí tiêm bị kích ứng, tăng nguy cơ hình thành cục huyết khối. Do vậy, khi phải thường xuyên điều trị bằng biện pháp tiêm truyền, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến kĩ thuật tiêm và khử trùng để tránh viêm.
Người mắc viêm tắc tĩnh mạch sâu thường do ít vận động, hoặc đã trải qua các cuộc phẫu thuật phải nằm bất động 1 chỗ. Với những người thuộc nhóm nguy cơ này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc chống đông dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, người chăm sóc bệnh nhân cũng cần chú ý xoa bóp, tập luyện cơ bản giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
Với những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: người mắc bệnh đông máu, bệnh tự miễn, ung thư, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, người béo phì, thừa cân… nên thường xuyên đi thăm khám định kì để bác sĩ tư vấn dự phòng bệnh tốt nhất.
Ngoài ra, một số biện pháp bất kì ai cũng có thể duy trì hàng ngày giúp đẩy lùi viêm tắc tĩnh mạch chi dưới như:
- Vận động cơ thể hàng ngày. Tùy vào thể trạng mà người bệnh có thể tập nâng cao chân, đi bộ đều giúp tăng tuần hoàn máu. Những người vừa trải qua phẫu thuật có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để vận động thụ đông càng sớm càng tốt.
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế. Với những người có công việc phải đứng nhiều nên tham khảo sử dụng vớ y khoa để tăng áp lực cho thành mạch lưu thông máu tốt hơn.
- Uống nhiều nước.
- Ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng chất kích thích có hại cho cơ thể.
- Kiểm soát cân nặng, không để thừa cân béo phì.
Bài viết đã giúp bạn nhận biết các triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở chi dưới bạn nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.