Vết thương hoại tử có nên điều trị bằng thảo dược Đông y không?
Các vết thương nhỏ nếu không được chăm sóc đúng cách cũng dễ dàng phát triển thành hoại tử. Vết thương hoại tử làm người bệnh đau nhức, mệt mỏi, vận động kém, thậm chí nếu bệnh nặng còn có thể bắt buộc phải phẫu thuật cắt lọc vùng hoại tử để bảo toàn mạng sống. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn phát hiện, xử lý các vết thương và ngăn chặn tình trạng hoại tử lan rộng.
Vết thương hoại tử là gì?
Vết thương hoại tử là dấu hiệu mô tế bào chết đi do vết thương hở bị xâm nhập bởi các vi khuẩn, vi trùng. Sự phát triển của các mô tế bào bị hoại tử thường diễn ra theo chiều hướng nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Vì vậy, khi phát hiện vết thương hoại tử cần phải nhanh chóng ngăn chặn để tránh nhiễm trùng nặng nguy hiểm đến tính mạng.
Phân loại vết thương hoại tử
Vết thương hoại tử được chia làm 5 loại điển hình như sau:
1. Hoại tử do nhiễm khuẩn mô mềm
Nhiễm khuẩn mô mềm là dạng hoại tử hình thành do các vi khuẩn tấn công vào tế bào thông qua các vết loét hở miệng. Vùng da bị nhiễm khuẩn thường có các triệu chứng: lở loét, nóng, sưng đỏ. Tình trạng này chủ yếu gặp ở tay, chân và vùng hậu môn sinh dục.
Hình ảnh hoại tử mô tế bào chân
2. Hoại tử đông máu
Tình trạng này xảy ra trực tiếp ở vết thương bị đông máu sau chấn thương hoặc mất oxi đột ngột. Hoại tử đông máu làm cho các tế bào chết đi nhanh chóng, nhưng vẫn giữ nguyên được các cấu trúc tế bào.
3. Hoại tử mỡ mô vú
Hoại tử mỡ mô vú thường gặp ở những chị em đã từng trải qua phẫu thuật vú. Đa phần biến chứng này xảy ra rất muộn, thường sau phẫu thuật khoảng 10 năm. Nguyên nhân chính là do các tiểu phẫu lấy túi ngực, sinh thiết vú dẫn gây nên các triệu chứng: đau, đỏ da, hoại tử vú.
4. Hoại tử xương
Hoại tử xương hình thành chủ yếu do chấn thương và thói quen nghiện rượu. Bệnh hình thành do tình trạng nhồi máu của xương. Hoại tử xương gây đau đớn dữ dội, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
5. Hoại tử da
Hoại tử da là loại hoại tử phổ biến nhất. Các mô tế bào ở dưới da chết dần đi sẽ dẫn đến hoại tử da. Hoại tử da có thể do các nguyên nhân như: chấn thương, lở loét không được xử lí kịp thời hoặc do mạch máu bị tắc nghẽn gây nên. Hoại tử da chủ yếu gặp ở chân, tay.
Hoại tử tay ở bệnh nhân tiểu đường
Vết thương hoại tử có dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Vết thương hoại tử có thể dễ dàng được nhận biết dựa trên các triệu chứng điển hình như:
- Mùi hôi khó chịu:
Vết thương hoại tử càng nặng thì mùi hôi thối càng khó chịu. Khi điều trị thấy giảm mùi hôi tanh, hôi thối là biểu hiện vết thương hoại tử đang phục hồi.
- Sưng, phù nề và có dịch mủ:
Vết thương hoại tử ướt thường có biểu hiện sưng tấy và có mủ. Ở miệng vết thương còn có thể chảy dịch, máu, mủ khiến người bệnh đau đớn khó chịu.
- Đau dữ dội:
Đau nhức ở bề mặt vết thương khiến người bệnh vận động khó khăn. Cường độ đau phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Đối với hoại tử khô mặc dù vẫn gây đau nhức không yên nhưng không kèm theo triệu chứng chảy máu mủ.
- Sốt:
Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến tình trạng sốt. Tình trạng sốt nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhiễm trùng của vết thương.
Lời khuyên:
Khi nhận thấy vết thương trên cơ thể có các dấu hiệu trên, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà.
Vết thương hoại tử có nên điều trị bằng thảo dược Đông Y?
Y học cổ truyền còn lưu giữ rất nhiều bài thuốc giúp mang lại hiệu quả điều trị vết thương hoại tử. Các dược liệu mang lại công dụng thông huyết mạch, giúp tăng cường sức bền thành mạch, tăng sức đề kháng chống lại ngoại tà xâm nhập làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức khó chịu của hoại tử.
Nguyên nhân chính dẫn đến hoại tử là do máu ứ đọng làm các chi không được nuôi dưỡng. Dược liệu thông mạch, hoạt huyết như: Đan sâm, Đương quy, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Bạch truật… được ứng dụng qua hàng nghìn bài thuốc của Y học cổ truyền. Vì vậy, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y, kiên trì sử dụng hàng ngày, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để máu huyết lưu thông tốt đến các cơ quan, ngăn chặn vết thương hoại tử lan rộng.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi có nên điều trị vết thương hoại tử bằng dược liệu Đông Y? Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm giúp loại bỏ căn bệnh này.