Vết thương hoại tử khô và bí quyết hay tránh tái phát
Hoại tử khô là một dạng tổn thương mô tế bào nếu không được kiểm soát sẽ dẫn hệ quả là đoạn chi, đau đớn và tử vong. Hoại tử khô hiện không phải là trường hợp hiếm gặp. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về biểu hiện và cách điều trị các vết thương hoại tử khô.
Vết thương hoại tử khô có biểu hiện như thế nào?
Hoại tử là một thuật ngữ để chỉ tế bào của cơ thể có dấu hiệu chết đi. Hoại tử thường hình thành do thiếu dinh dưỡng và oxi đến nuôi dưỡng chi, hoặc do những tổn thương hóa học, vật lý ngoài da không được chăm sóc đúng cách gây nhiễm trùng da.
Hoại tử khô là biểu hiện thường gặp do thiếu máu. Hoại tử khô gặp nhiều ở bệnh nhân đái tháo đường. Dấu hiệu tổn thương mạch máu thường ở đầu chi. Thương tổn ở người mắc hoại tử khô thường có ít vi khuẩn, nhóm vi khuẩn này có khả năng tiết ra Hydrogen sulfide kết hợp với sắt được tiết ra do tế bào hồng cầu vỡ, để tạo ra hợp chất gây nên màu đen của mô hoại tử là iron sulphide.
Vết thương hoại tử khô thường có biểu hiện biến dạng màu sắc da, có thể chuyển sang màu đen đặc, không có dấu hiệu mưng mủ, chảy nước. Hoại tử khô thường xảy ra ở các đầu chi làm ngón tay khó cảm nhận được nhiệt độ, nóng lạnh.
Vết thương hoại tử khô khác với hoại tử ướt. Hoại tử ướt thường có dấu hiệu mô tế bào sưng phù, có vi khuẩn xâm nhập chứa mủ, có thể vỡ ra, có mùi hôi thối.
Ngón tay bị hoại tử khô
Chẩn đoán vết thương hoại tử khô theo bác sĩ chuyên khoa
Hoại tử khô có thể do tổn thương mạch máu cấp hoặc mạn tính gây nên. Trong đó có các dạng tổn thương mạch máu như:
- Thương tổn mạch máu cấp tính.
- Do huyết khối động mạch.
- Do chấn thương mạch máu.
- Do bỏng lạnh (da bị bỏng khi nhiệt độ xuống quá thấp).
- Do xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch máu.
Muốn chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến hoại tử khô cần phải thực hiện các xét nghiệm máu, siêu âm mạch máu, đo huyết áp, chụp CT động mạch, tĩnh mạch…. Các dấu hiệu hoại tử khô có thể tiến triển rất nhanh, thậm chí còn dẫn đến phải đoạn chi, sống thực vật.
Bàn chân bị hoại tử khô
Điều trị vết thương hoại tử khô như thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa cho rằng muốn dứt điểm hoại tử cần xác định chính xác nguyên nhân mắc bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Chẩn đoán nguyên nhân gây nên các vết thương hoại tử khô như: bệnh lý mạch máu ngoại biên, suy giãn tĩnh mạch, tổn thương mạch máu mãn tính, rối loạn mỡ máu, nghiện thuốc lá, đái tháo đường, ung thư, viêm tắc mạch máu… đều cần có biện pháp điều trị khác nhau.
Muốn ngăn chặn hoại tử lan rộng cần điều trị bệnh lý nền kết hợp với chăm sóc vết hoại tử đúng cách. Hoại tử khô có thể tiến triển thành hoại tử ướt nên nhiều trường hợp cần phải dùng thuốc kháng sinh để ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Phát hiện sớm để ngăn chặn hoại tử là điều cần thiết nhất.
Trường hợp hoại tử nặng có thể phải thực hiện phẫu thuật đoạn chi để ngăn chặn hoại tử lan rộng, giúp bảo tồn các mô tế bào lành lặn.
Để ngăn chặn hoại tử và giúp cho các vết thương mau chóng lành lặn, nhiều người lựa chọn phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền mang lại kết quả tốt. Các thảo dược Đông y giúp kích thích lưu thông máu, hoạt huyết, bổ huyết, tăng sức bền thành mạch làm tuần hoàn máu đến với các chi bị tổn thương, giúp vết thương mau chóng lành lặn.
Đoạn chi, tử vong là những biến chứng không ai mong muốn nhưng lại rất phổ biến với những người mắc vết thương hoại tử khô. Khi bạn thấy chân, tay có các vết thương bị đổi màu sắc da, hoạt động chân tay kém cần phải ngay lập tức tới bệnh viện để kiểm tra để kịp thời chữa trị thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.