Viêm tắc động mạch chi dưới: Nguyên nhân, biểu hiện cách điều trị
Viêm tắc động mạch chi dưới là bệnh lý đang có xu hướng gia tăng. Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm nhưng gây đau nhức, thậm chí có thể phải cắt cụt chi trở thành gánh năng cho gia đình.
Viêm tắc động mạch chi dưới: Có biểu hiện như thế nào?
Người mắc viêm tắc động mạch chi dưới thường có các biểu hiện thường gặp như sau:
- Dấu hiệu đau cách hồi: Đau khi đi đứng, dừng lại bớt đau, đau nhiều khi tiếp tục đi lại. Khoảng cách giữa các cơn đau càng ngắn thì cường độ mắc bệnh càng nặng. Người bệnh ban đầu có thể đi khoảng 1000m mới thấy đau, sau chỉ đi khoảng 200m đã thấy đau nhức nhiều. Khi bệnh nặng, không đi đứng di chuyển cũng thấy đau. Hầu hết các bệnh nhân đi thăm khám ở giai đoạn này, khiến việc điều trị bệnh khó khăn hơn.
- Dấu hiệu lở loét, hoại tử đầu chi: Lở loét đầu chi hình thành khi chi dưới không được cung cấp đủ máu huyết, lâu ngày sẽ khiến hình thành các vết viêm loét, thiếu máu hoại tử. Trường hợp hoại tử nặng có thể phải cắt cụt chi để ngăn ngừa hoại tử lây lan, khiến người bệnh sống tàn phế suốt đời.
Hoại tử đầu chi do viêm tắc động mạch
Khi thực hiện khám tại chỗ thấy có dấu hiệu bắt mạch khó khăn. Bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp ở phần cổ chân (chỉ số ABI), và huyết áp tâm thu ở cổ chân. Chỉ số này giúp chẩn đoán viêm tắc động mạch như sau:
- Chỉ số ABI bình thường (0,9 – 1,3): Hệ thống động mạch bình thường, không gây tổn thương động mạch.
- Chỉ số ABI từ 0,75 – 0,9: Có dấu hiệu tắc nghẽn động mạch chi dưới.
- Chỉ số ABI từ 0,4 – 0,75: Tắc nghẽn động mạch giai đoạn sau, có thể kèm theo các biểu hiện như đau nhức, tê bì chân tay.
- Chỉ số ABI dưới 0,4: Giai đoạn bệnh nặng khiến chức năng chi chân bị gián đoạn, làm hình thành các vết viêm loét, khó chịu.
Ngoài ra, xét nghiệm đánh giá mức độ thương tổn viêm tắc động mạch chi dưới như: chụp cắt lớp đa dãy mạch máu, siêu âm mạch máu, chụp mạch sẽ giúp xác định vị trí mạch máu bị hẹp. Các xét nghiệm này cần phải được thực hiện ở các cơ sở y tế, bệnh viện có kĩ thuật máy móc hiện đại để bác sĩ chẩn đoán mức độ bệnh lý để có biện pháp điều trị thích hợp.
Tổng hợp các yếu tố dẫn đến viêm tắc động mạch
Điều trị viêm tắc động mạch chi dưới theo Tây y hay Đông y?
Viêm tắc động mạch chi dưới nếu không được ngăn chặn sớm sẽ khiến cho các đầu chi không nhận đủ dinh dưỡng, các đầu chi dần đen lại, lở loét, hoại tử, đau nhức. Vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng này:
- Điều trị bằng thuốc:
Các thuốc Tây y thường dùng bao gồm: thuốc vận mạch, thuống chống ngưng tập tiểu cầu giúp tăng cường lưu lượng máu, giảm tình trạng kết tập tiểu cầu, ngăn chặn hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
- Điều trị can thiệp mạch:
Đây được xem là phương pháp hiện đại được áp dụng điều trị nhiều cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ luồn bên trong động mạch bị hẹp để thực hiện kĩ thuật nong đoạn hẹp và đặt giá đỡ Stent ở vị trí hẹp. Biện pháp này giúp thông tắc động mạch, giúp vận hành máu huyết tốt hơn.
- Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật được xem là phương pháp cơ bản giúp tạo cầu nối đi qua vùng động mạch bị thương tổn.
- Điều trị bằng bài thuốc Y học cổ truyền:
Y học cổ truyền gọi bệnh viêm tắc động mạch chi dưới là chứng thoát thư. Bệnh hình thành chủ yếu do ứ huyết gặp hàn tà, thấp nhiệt xâm nhập làm chân tay tê nhức, đau lạnh, đổi màu tím tái. Giai đoạn cuối, các chi không nhận đủ máu huyết nuôi dưỡng trong thời gian dài sẽ làm cho lở loét, hoại tử chi hình thành. Vì vậy, sử dụng các thảo dược giúp hoạt huyết, bổ huyết, tăng sức bền thành mạch là biện pháp tốt nhất để cải thiện các triệu chứng sưng, đau của viêm tắc mạch máu.
Dù điều trị bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng cần chú ý thăm khám định kì để theo dõi theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh viêm tắc động mạch chi dưới còn có mối liên quan đến tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường và thói quen hút thuốc lá. Do vậy, bệnh nhân nên tập thói quen từ bỏ thuốc lá để mạch máu vận hành tố hơn. Những người có bệnh tiểu đường và huyết áp cũng cần chú ý kiểm soát bằng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Viêm tắc động mạch chi dưới nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn chưa đau nhức nhiều, hoặc cơ nhục chưa bị tổn thương lở loét sẽ giúp tránh được biến chứng cắt cụt chi. Vì vậy, người bị đau chân, mỏi chân, tê bì chân nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.