Viêm tắc động mạch: Chủ quan là chết
Viêm tắc động mạch là bệnh lý diễn biến âm thầm qua nhiều giai đoạn. Viêm tắc động mạch không được phát hiện có thể gây nhiễm trùng toàn thân, dẫn đến cắt cụt chi hoại tử, thậm chí gây tử vong.
Viêm tắc động mạch: Sát thủ âm thầm
Viêm tắc động mạch là thuật ngữ để chỉ căn bệnh hình thành khi có cục huyết khối trong lòng mạch, làm cho tuần hoàn máu đến các cơ quan kém. Tình trạng này kéo dài dẫn đến hệ quả thiếu máu nuôi dưỡng chi, làm cho mô tế bào dần hoại tử.
Viêm tắc động mạch diễn biến rất âm thầm, ở giai đoạn sớm thường có biểu hiện đau cách hồi dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp. Đến khi bệnh nặng mới có cảm giác đau tăng lên, mạch chân yếu đi.
Viêm tắc động mạch thường hình thành do 3 nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Do xơ vữa gây hẹp động mạch (chủ yếu gặp ở người cao tuổi, người mắc xơ vữa động mạch, nội mạc dày lên, hẹp lòng động mạch). Với những người mắc bệnh lý này, lượng máu vận chuyển đến các cơ quan thường không đủ dẫn đến viêm tắc.
- Do bệnh tiểu đường làm thương tổn các mạch máu nhỏ và dây thần kinh khiến tuần hoàn máu kém, các vết thương nhỏ lâu lành, vết loét hoại tử chủ yếu xuất hiện ở vùng bị tì đè nhiều như ở bàn chân.
- Do mắc bệnh Buerger thường gặp ở người hút thuốc lá nhiều. Chất độc có trong thuốc lá làm co thắt và phá hủy mạch máu, nhất là các mạch máu ở đầu chi. Người bệnh thường có biểu hiện đau nhức đầu chi, bệnh càng nặng càng khiến đầu chi tím tái, sau dẫn đến hoại tử khô.
Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm tắc động mạch
Chẩn đoán phân biệt viêm tắc động mạch với các bệnh lý khác
Để chẩn đoán viêm tắc động mạch, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện siêu âm Doppler hệ mạch, chụp CT Scaner, chụp Động mạch DSA và làm một số nghiệm pháp khác để phân biệt với các bệnh lý về mạch máu khác.
1. Điều trị viêm tắc động mạch theo Tây y
- Điều trị nội khoa:
Dùng thuốc chủ yếu áp dụng cho những bệnh nhân viêm tắc động mạch giai đoạn sớm. Việc điều trị viêm tắc động mạch cần căn cứ vào một số bệnh lý nền (như người có bệnh mạch vành, đái tháo đường, nghiện thuốc lá) để điều chỉnh cho phù hợp.
- Điều trị ngoại khoa:
Điều trị ngoại khoa được dùng cho các trường hợp đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa nhưng không thành công. Một số biện pháp phẫu thuật thường dùng như:
- Lột nội mạc: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xẻ dọc đoạn động mạch có dấu hiệu xơ vữa, sau đó lột nội mạc có chứa mảng xơ vừa, rồi tiếp tục khâu lại. Áp dụng điều trị cho đoạn động mạch lớn, dạng tổn thương ngắn hơn 2cm.
- Bắc cầu nối động mạch: Bác sĩ sử dụng tĩnh mạch hiển hoặc động mạch nhân tạo để thực hiện bắc cầu qua khu vực động mạch tắc nghẽn. Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tắc vùng động mạch lớn.
- Nong động mạch (có thể dùng hoặc không dùng Stent): Bác sĩ sử dụng ballon được vào trong lòng mạch máu, sau đó dẫn truyền đặt Stent. Áp dụng biện pháp này cho bệnh nhân có biểu hiện tắc động mạch lớn, tổn thương động mạch ngắn.
- Cắt hạch dây thần kinh giao cảm: Bác sĩ thực hiện thủ thuật cắt hạch giao cảm (với chi trên) và cắt ở vùng thắt lưng (với chi dưới). Thường áp dụng biện pháp này cho bệnh nhân mắc Buerger gây tắc mạch máu nhỏ.
- Phẫu thuật đoạn chi: Chỉ định cho bệnh nhân bị viêm tắc động mạch giai đoạn nặng nhất khiến hoại tử không thể lành và có nguy cơ nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Một số triệu chứng nhận biết sớm viêm tắc động mạch
Liệu pháp điều trị viêm tắc động mạch theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền xếp viêm tắc động mạch vào chứng “thoát thư”. Bệnh gồm nhiều giai đoạn. Ban đầu do huyết ứ khiến cho động mạch bị ứ huyết, làm cho máu huyết không được lưu thông làm tay chân tê bì, đau cách hồi. Giai đoạn sau, người bệnh đau nhiều hơn, nghỉ ngơi cũng không hết. Ứ máu càng lâu càng khiến nguy cơ tổn thương cơ nhục, lở loét hoại tử gia tăng. Đây là giai đoạn nặng nhất khi các tế bào dần chết đi, hoại tử lan rộng. Như vậy, căn nguyên của viêm tắc động mạch là do ứ huyết lâu ngày gây nên.
Y học cổ truyền là kho tàng các bài thuốc dân gian được nghiên cứu và ứng dụng qua hàng nghìn năm. Các thảo dược quý của Đông y như: Thục địa, Xuyên khung, Đan sâm, Xích thược, Đương quy, Bạch truật, Hoàng kỳ… đều là những dược liệu lành tính mang lại công dụng bổ huyết, hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu đến các cơ nhục bị thương tổn. Ngoài ra, Đông y cũng có rất nhiều dược liệu giúp tăng độ đàn hồi của tĩnh mạch, mang lại hiệu quả điều trị viêm tắc động mạch tốt.
Viêm tắc động mạch là căn bệnh mạch máu ngoại biên nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm. Mong rằng nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu và có thêm biện pháp điều trị thích hợp nhất.