Viêm tắc mạch máu chi dưới: Chẩn đoán và điều trị sớm hạn chế hoại tử chân
Viêm tắc mạch máu chi dưới làm nghẽn 1 phần hoặc toàn bộ mạch máu gây đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt. Ngày nay, biến chứng lở loét, hoại tử của viêm tắc mạch máu chi dưới ngày càng phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Viêm tắc mạch máu chi dưới: Hình thành do nhiều nguyên nhân
Viêm tắc mạch máu chi dưới hình thành do cục máu đông xuất hiện trong lòng tĩnh mạch. Bệnh lý này thường không gây tử vong ngay lập tức nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Không ít người đã phải cắt cụt chi, tàn phế, trở thành gánh nặng của xã hội và gia đình. Nếu để lâu dài, cục huyết khối của viêm tắc tĩnh mạch chi dưới còn có thể vỡ ra, di chuyển đến phổi, dẫn đến biến chứng tắc mạch phổi, gây đột tử vì cục máu đông chặn đường thở.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu gây nên bệnh như:
- Do phẫu thuật, phải nằm bất động trong thời gian dài, dẫn đến mạch máu lưu thông kém.
- Người cao tuổi, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hoặc điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế.
- Người có nguy cơ cao mắc bệnh như: bị bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu bẩm sinh, có tiền sử mắc suy giãn tĩnh mạch….
Viêm tắc mạch máu chi dưới được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về mạch máu cũng đang có xu hướng ngày càng tăng cao.
Hình ảnh đôi chân bị viêm tắc tĩnh mạch
Dấu hiệu nhận biết viêm tắc mạch máu chi dưới
Do cục máu đông xuất hiện làm cản trở lưu thông máu dẫn đến các biểu hiện:
- Đau cách hồi, đau nhiều khi đi lại, vận động. Bệnh càng nặng thì cơn đau càng tăng. Thậm chí ở giai đoạn cuối, người bệnh không đi lại, nằm nghỉ ngơi cũng có thể thấy đau nhức.
- Phù nề, biến dạng màu sắc da chân.
- Viêm loét, hoại tử chi do thiếu máu nuôi dưỡng.
Ngoài thăm khám dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ còn có thể kết hợp siêu âm Doppler tĩnh mạch, chụp X – quang mạch máu… giúp xác định mức độ hẹp mạch máu, vị trí của cục máu đông và tốc độ lưu thông mạch máu.
Chẩn đoán viêm tắc mạch máu chi dưới cũng cần phân biệt với các bệnh lý biến chứng bệnh tiểu đường để có biện pháp điều trị thích hợp.
Hoại tử đầu ngón chân do viêm tắc động mạch
Điều trị viêm tắc mạch máu chi dưới: Cần kiên trì
Viêm tắc mạch máu chi dưới nếu không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng tai hại như lở loét, hoại tử, cắt cụt chi hoặc thuyên tắc phổi. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến nhất:
- Phương pháp điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc phổ biến gồm có thuốc chống đông giúp ngăn chặn đông máu, điều hòa máu huyết đến các cơ quan tốt hơn.
- Phương pháp can thiệp mạch: Bác sĩ có thể tư vấn biện pháp đặt Stent tại vị trí tĩnh mạch (hoặc động mạch bị hẹp) để giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn không cho cục máu đông di chuyển lên các cơ quan khác.
- Điều trị bằng thảo dược Đông y: Y học cổ truyền gọi viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch nói chung là chứng “thoát thư” gây cản trở lưu thông máu, lâu ngày dẫn đến đau nhức, hoại tử chi. Nguyên nhân gây bệnh theo Đông y là do khí huyết hư dẫn đến kinh mạch bế tắc. Vì vậy, Đông y quan điểm áp dụng các thảo dược tự nhiên giúp hoạt huyết, bổ huyết, thông mạch sẽ khiến cho mạch máu được lưu thông, tự khắc sẽ giúp giảm cục máu đông, tăng tuần hoàn máu làm cơ thể khỏe mạnh.
Viêm tắc mạch máu chi dưới có thể hình thành do thói quen có hại cho mạch máu như: hút thuốc lá, ăn uống không điều độ, đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài…. Người bệnh nên từ bỏ những thói quen này kết hợp thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để cơ thể nhanh chóng phục hồi, ngăn chặn biến chứng cắt cụt chi.