Viêm tắc tĩnh mạch chân làm sao để tránh biến chứng tàn phế?
Viêm tắc tĩnh mạch chân là căn bệnh có thể gây hoại tử, cắt cụt chi do cục máu đông gây nghẽn thành mạch lâu ngày gây nên. Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng tàn phế? Dưới đây là một số biện pháp đơn giản giúp đặc trị viêm tắc tĩnh mạch chân cho bạn tham khảo.
Ai dễ mắc bệnh viêm tắc tĩnh mạch chân?
Viêm tắc tĩnh mạch chân còn được gọi là bệnh huyết khối tĩnh mạch, hình thành do cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch máu. Khi tĩnh mạch bị tắc nghẽn, máu huyết không được lưu thông, chân không nhận đủ máu nuôi dưỡng sẽ dẫn đến tê, lạnh, đau, thậm chí lở loét chân.
Người mắc viêm tắc tĩnh mạch chân thường là những người ít vận động, cao tuổi, nghiện thuốc lá hoặc mắc các bệnh lý đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu bẩm sinh… khiến nguy cơ hình thành cục máu đông tăng cao.
Viêm tắc tĩnh mạch chân có khả năng gây tử vong khi cục máu đông di chuyển đến phổi gây thuyên tắc mạch phổi. Biến chứng lở loét, hoại tử, đau nhức chân phổ biến hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động của người bệnh. Thậm chí, có người phải cắt cụt chi dẫn đến tàn phế, trở thành gánh nặng của gia đình.
Hình ảnh đôi chân bị viêm tắc tĩnh mạch
Biểu hiện của viêm tắc tĩnh mạch chân là gì?
Chẩn đoán viêm tắc tĩnh mạch thường không khó bởi có các dấu hiệu điển hình như sau:
- Đau nhiều: Cơn đau thường phát triển, ban đầu đau ít, sau đau nhiều, càng nghẽn mạch nhiều càng đau.
- Mất mạch: Sờ không thấy mạch mu bàn chân do mạch máu tắc nghẽn.
- Biến dạng chi: Màu sắc chi xanh nhợt, lạnh chi, tím tái do không nhận đủ máu huyết nuôi dưỡng.
- Rối loạn cảm giác: Tê bì, dị cảm chân.
- Liệt chi: Mất khả năng vận động. Đây là biểu hiện biến chứng của bệnh.
Hiện nay, Y học hiện đại có 2 phương pháp giúp chẩn đoán viêm tắc tĩnh mạch chân là siêu âm mạch máu Doppler và chụp cắt lớp vi tính. Bác sĩ chuyên khoa cũng chia bệnh lý này thành các giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn đầu: Bệnh nhân vẫn còn khả năng vận động cơ, không mất cảm giác chi, kiểm tra mạch vẫn còn. Giai đoạn này vẫn có thể điều trị bảo tồn chi.
- Giai đoạn 2: Người bệnh vẫn có khả năng vận động nhưng mất cảm giác chi, đặc biệt là ở khu vực đầu ngón chân. Trường hợp này vẫn có thể điều trị chú trọng bảo tồn chi.
- Giai đoạn 3: Bệnh nhân mất cảm giác ở bàn chân nhưng chưa liệt hoàn toàn. Biểu hiện này được đánh giá là bệnh nặng cần phải can thiệp để tránh biến chứng cắt cụt chi.
- Giai đoạn nặng: Người bệnh có dấu hiệu liệt chi, mất cảm giác chi. Một số người biến dạng, lở loét nặng bắt buộc phải cắt cụt chi để tránh hoại tử nhiễm trùng.
Viêm tắc tĩnh mạch chân gây lở loét, hoại tử
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chân như thế nào?
Viêm tắc tĩnh mạch chân nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các đầu chi không nhận đủ máu huyết dẫn đến hoại tử. Do vậy, phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm này.
Hiện nay có một số phương pháp điều trị như sau:
- Sử dụng thuốc: Người bệnh cần sử dụng thuốc chống đông, hoặc bài thuốc Đông y giúp điều hòa máu huyết, giảm kích cỡ cục máu đông, nuôi dưỡng các chi. Điều trị bằng thuốc cần theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là dùng thuốc chống đông để ngăn ngừa biến chứng xuất huyết.
- Phương pháp can thiệp mạch: Đây là biện pháp thường áp dụng cho trường hợp mắc viêm tắc vùng động mạch hoặc tĩnh mạch chủ. Bác sĩ sẽ đặt dụng cụ Stent động mạch để giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Phương pháp điều trị ngoại khoa: Bác sĩ áp dụng biện pháp phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông trong thành mạch, sau đó tiếp tục theo dõi và điều trị bằng thuốc chống đông máu.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Đối với các bệnh nhân mắc viêm tắc tĩnh mạch chân có tiền sử bị đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần phải được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp như: bỏ thuốc lá, không uống rượu bia, ăn lành mạnh, hạn chế đồ mỡ động vật, không dùng chất kích thích, hạn chế ăn muối… sẽ giúp cải thiện bệnh lý tốt hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý tăng cường vận động, có thể bơi lội, đi bộ, đạp xe để điều trị viêm tắc tĩnh mạch chân hiệu quả.