Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học: Nguyên nhân, dấu hiệu, biện pháp điều trị
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới hình thành do đâu, cách nhận biết và điều trị như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là những thông tin viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học cho bạn tham khảo để có thêm nhiều hiểu biết đúng về căn bệnh này.
Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Cục máu đông thường xuất hiện để giúp cầm máu vết thương, làm ngăn chặn xuất huyết. Tuy nhiên, cục máu đông xuất hiện trong lòng tĩnh mạch lại là dấu hiệu bất thường, làm cản trở lưu thông máu, dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
Theo tài liệu viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học, cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về mạch máu. Người mắc bệnh nhẹ, máu huyết lưu thông kém dẫn đến đầu ngón tay, ngón chân không nhận đủ dinh dưỡng, làm tăng các biểu hiện đau nhức, tê bì chân, tay. Mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới nặng còn có thể dẫn đến lở loét, hoại tử chi, thậm chí cục máu đông còn có thể vỡ ra, theo dòng mạch máu di chuyển lên các cơ quan khác. Nặng nhất là biến chứng thuyên tắc mạch phổi, gây khó thở, đột tử bất ngờ.
Hình ảnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Chẩn đoán viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học
Thực hiện siêu âm Doppler được xem là kĩ thuật chuẩn xác nhất giúp xác định chắc chắn kích cỡ, vị trí của cục máu đông và tốc độ lưu thông máu huyết. Kĩ thuật siêu âm Doppler cần được thực hiện chính xác và bằng thiết bị hiện đại để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác như:
- Viêm mô tế bào, nhiễm trùng chân.
- Bệnh tắc nghẽn bạch huyết hoặc tắc tĩnh mạch chậu ở tiểu khung do có khối u chèn ép.
- Tắc động mạch cấp (thường có cơn đau nhiều hơn, sưng phù hơn).
- Bệnh tim, gan và thận (có dấu hiệu phù chân 2 bên).
- Bệnh viêm khớp hoặc ránh nạng Baker có thể dẫn đến sưng và đau cẳng chân.
Phương pháp điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bệnh học
Với những người có nguy cơ cao mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới như:
- Người béo phì, thừa cân
- Người vừa trải qua phẫu thuật, phải nằm bất động trong thời gian dài.
- Người có tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch, rối loạn đông máu, suy giãn tĩnh mạch….
- Người cao tuổi, ít vận động.
Viêm tắc tĩnh mạch gây hoại tử chân
Bác sĩ có thể tư vấn một số biện pháp dự phòng huyết khối như sau:
- Tập nâng cao chân 1 góc khoảng 15 – 20 độ làm tăng cường áp lực khiến dòng máu chảy từ chân quay về tim tốt hơn.
- Có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về tư thế nằm hoặc bài tập sau khi phẫu thuật để tránh ứ máu trong thời gian dài. Tập chân hoặc ép bằng khí ngắt quãng ở chân là tư thế được bác sĩ tư vấn để dự phòng huyết khối nhiều nhất.
- Dùng vớ y khoa chống viêm tắc tĩnh mạch, nhất là với các bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch, hoặc có tiền sử bệnh lý tĩnh mạch để thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn.
- Với người cao tuổi, ít vận động hoặc người thường xuyên làm công việc phải đứng hoặc ngồi lâu nên chú ý tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
- Người béo phì, thừa cân nên chú ý giảm cân lành mạnh, ăn uống khoa học, tập luyện thể thao vừa sức.
Bệnh nhân mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới có thể sử dụng thuốc chống đông máu. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng liều lượng và thời gian dùng thuốc chống đông máu phù hợp để ngăn chặn nghẽn mạch phổi và giảm cục huyết khối.
Sử dụng thuốc chống đông cần dùng đúng liều lượng, đúng loại để tránh tác dụng phụ. Đa phần bác sĩ sử dụng Heparin liều thấp trong thời gian ngắn trước. Khi uống thuốc chống đông, người bệnh cần chú ý theo dõi để tránh biến chứng xuất huyết rất nguy hiểm.
Sau quá trình điều trị bằng Heparin, người bệnh có thể chuyển sang dùng thuốc chống đông kéo dài Wafarin.
Tiên lượng của bác sĩ chuyên khoa, với những bệnh nhân được điều trị sớm và tuân thủ đúng cách có thể khỏe lại sau 3-6 tuần. Người bệnh cũng nên chú ý ăn uống bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, nước lọc, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu, bia, chất kích thích để điều trị hiệu quả cao hơn.