Viêm tắc tĩnh mạch chi trên điều trị đúng cách tránh biến chứng tai hại
Viêm tắc tĩnh mạch chi trên là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh có thể gây đau nhức, khó chịu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm tắc tĩnh mạch chi trên là gì?
Tĩnh mạch mang lượng máu nghèo oxi từ các cơ quan trở về tim để trao đổi khí huyết. Viêm tắc tĩnh mạch chi trên là căn bệnh hình thành do có cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Viêm tắc tĩnh mạch chi trên có 2 loại:
- Viêm tắc tĩnh mạch nông chi trên: Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới bề mặt da. Cục huyết khối hình thành trong tĩnh mạch nông thường do người bệnh thường xuyên điều trị hoặc sử dụng bơm kim tiêm.
- Viêm tắc tĩnh mạch sâu chi trên: Tĩnh mạch sâu nằm ở trong cơ. Cục huyết khối trong tĩnh mạch sâu có thể trôi nổi trong lòng mạch đến các cơ quan khác. Cục huyết khối có thể gây thuyên tắc mạch phổi dẫn đến khó thở, tử vong đột ngột.
Viêm tắc tĩnh mạch chi trên thường gặp ở người phẫu thuật, điều trị ung thư, chấn thương… vận động ít dẫn đến hình thành cục máu đông.
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi trên
Nhận biết triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch chi trên
Viêm tắc tĩnh mạch chi trên thường khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Khi cục máu đông gây bít tắc thành mạch, sẽ dẫn đến các triệu chứng như:
- Đau, nóng đỏ tay.
- Sưng phù nề tay.
- Khó vận động cánh tay, cảm giác đau đớn, khó chịu.
Viêm tắc tĩnh mạch chi trên thường do các yếu tố tác động như: gãy xương, phẫu thuật, chấn thương. Ngoài ra, những người có tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch, vận động ít, mắc rối loạn đông máu, sử dụng thuốc tránh thai, đang mang thai, thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc lá… đều là đối tượng dễ mắc bệnh.
Nếu bạn có triệu chứng đau, khó cử động cánh tay nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
Viêm tắc tĩnh mạch sâu chi trên có thể gây hoại tử bàn tay
Viêm tắc tĩnh mạch chi trên nguy hiểm như thế nào?
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi trên thường không gây biến chứng nguy hiểm, nhưng vẫn có thể dẫn đến tổn thương da, nhiễm trùng. Viêm tắc tĩnh mạch sâu chi trên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi cục máu đông di chuyển gây thuyên tắc động mạch phổi. Cục máu đông có thể vỡ ra, theo mạch máu lên đến phổi gây ra các triệu chứng như: khó thở, ho ra máu, đau tức ngực, choáng váng…. Đây là các dấu hiệu cần phải cấp cứu y tế ngay lập tức để bảo toàn tính mạng.
Gọi cấp cứu nếu bạn nghĩ rằng mình hoặc ai đó bị thuyên tắc động mạch phổi. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị ngay lập tức.
Những phương pháp nào giúp điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi trên
Chẩn đoán viêm tắc tĩnh mạch chi trên cần dựa trên tiền sử bệnh lý, triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm siêu âm dòng máu chảy qua tĩnh mạch, chụp CT cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ MRI. Kết quả các xét nghiệm này sẽ giúp chẩn đoán dấu hiệu của các cục máu đông hoặc biến chứng rối loạn đông máu.
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch nông chi trên có thể kết hợp dùng kháng sinh (nếu có dấu hiệu nhiễm trùng) hoặc tháo ống thông IV để tăng cường lưu thông máu huyết ở tay.
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch sâu chi trên cần kết hợp sử dụng thuốc chống đông máu hoặc đặt ống lọc máu giúp ngăn chặn không cho cục máu đông di chuyển làm tắc mạch phổi. Mặc dù vậy, phương pháp đặt ống lọc có thể sẽ gây các biến chứng như:
Tuy nhiên, phương pháp đặt ống lọc có thể gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, tổn thương tĩnh mạch chủ nên cần phải được tiến hành ở cơ sở uy tín, có tay nghề cao.
Áp dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền để thông mạch, hoạt huyết, tăng độ đàn hồi cho tĩnh mạch cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn và đem lại kết quả cao.
Viêm tắc tĩnh mạch chi trên là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Để phòng tránh bệnh, bạn nên vận động cánh tay càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật, uống nhiều nước, ăn uống khoa học, lành mạnh.