Báo động tỉ lệ tử vong do giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản là biến chứng thường gặp của người mắc bệnh gan. Bệnh hình thành khi tĩnh mạch xuất hiện cục máu đông dẫn đến lưu lượng máu di chuyển đến gan giảm rõ rệt. Cục máu đông này có thể dẫn đến rò rỉ hoặc gây vỡ tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng sốc và tử vong đột ngột.
Giãn tĩnh mạch thực quản là gì?
Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản hình thành do các tĩnh mạch thực quản bị giãn rộng, chủ yếu xảy ra ở những người có tiền sử bệnh gan. Khi tĩnh mạch di chuyển đến gan bị tắc nghẽn bởi cục máu đông sẽ dẫn đến giãn tĩnh mạch thực quản.
Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng tắc nghẽn này có thể dẫn đến máu không di chuyển được, lâu dần sẽ bị rò rỉ tĩnh mạch, thậm chí gây vỡ, chảy máu và nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể bị sốc và tăng nguy cơ tử vong.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch thực quản
Nguyên nhân nào dẫn đến giãn tĩnh mạch thực quản
Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch thực quản được đánh giá là do bệnh lý về gan, nhất là xơ gan. Bệnh xơ gan có thể dẫn đến ngăn cản dòng chảy tĩnh mạch cửa – cơ quan dẫn máu từ dạ dày và ruột về gan. Hệ quả là áp lực trong lòng tĩnh mạch cửa gia tăng dẫn đến tình trạng máu phải lưu thông qua các tĩnh mạch khác nhỏ hơn, dẫn đến tĩnh mạch có vách mỏng sẽ phình ra, thậm chí vỡ và chảy máu.
Ngoài bệnh xơ gan, nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thực quản còn do các yếu tố khác tác động như:
- Do có cục máu đông (huyết khối): Nếu xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch lách có nhiệm vụ dẫn máu đến tĩnh mạch cửa sẽ gây nên tình trạng này.
- Do nhiễm ký sinh trùng: Khi cơ thể nhiễm sán máng có thể dẫn đến tổn thương ở gan, phổi, ruột và bàng quang, kéo theo hệ lụy là chảy máu tĩnh mạch thực quản.
Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thực quản như thế nào?
Bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch thực quản sẽ có biểu hiện sau:
- Buồn nôn, nôn nhiều và có thể nôn ra máu.
- Đi ngoài phân đen.
- Choáng váng, mệt mỏi, mất ý thức.
- Có các biểu hiện của bệnh gan mãn tính như: bị vàng mắt, vàng da, chảy máu, bầm tím, bụng to.
Giãn tĩnh mạch thực quản không phải là căn bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, đây lại là bệnh lý rất phổ biến và có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, nhất là nhóm đối tượng có tiền sử bị áp lực tĩnh mạch cao, suy gian, xơ gan, nghiện rượu...
Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên tốt nhất bạn nên đi khám sớm để được tư vấn điều trị kịp thời.
Mô tả giãn tĩnh mạch thực quản
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thực quản
Phương pháp nội soi là cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác vùng tĩnh mạch bị giãn, mức độ giãn và có biến chứng chảy máu hay không. Phương pháp nội soi có thể dùng máy quét CT scan bụng, siêu âm cả CT-scan bụng và áp dụng siêu âm Doppler tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch lách để phát hiện chính xác mức độ bệnh.
Các biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản
Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản theo Tây y cần chú ý:
- Sử dụng thuốc:
Dùng các loại thuốc hạ huyết áp (hay còn gọi là thuốc chẹn thụ thể beta) sẽ giúp giảm nhanh áp lực trong lòng tĩnh mạch cửa, giúp ngăn chặn nguy cơ vỡ tĩnh mạch thực quản.
- Phương pháp thắt vòng thun:
Biện pháp này được áp dụng trong những trường hợp có nguy cơ cao bị chảy máu. Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành bọc các búi thực quản bị giãn bằng thun cao su, giúp thắt mạch, ngăn ngừa nguy cơ chảy máu thực quản. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây biến chứng sẹo ở thực quản.
- Phương pháp thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh (TIPS):
Đây là biện pháp giúp lưu chuyển lượng máu từ tĩnh mạch cửa ra qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được coi là tạm thời để giữ tính mạng trong lúc chờ ghép gan.
- Phương pháp ghép gan:
Đây là trường hợp áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh gan quá nặng hoặc tái phát chảy máu tĩnh mạch thực quản gây đe dọa tính mạng.
Ngoài ra, để đảm bảo ngăn ngừa nhiễm trùng cần phải kết hợp sử dụng kháng sinh.
Phân cấp giãn tĩnh mạch thực quản
Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch thực quản như thế nào?
Muốn phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch thực quản bạn có thể tham khảo một số bí quyết đơn giản như sau:
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh:
Chế độ ăn lành mạnh là sử dụng những thực phẩm tốt cho gan như: rau, quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein... Ngoài ra, bạn nên ngừng uống rượu, bia, giảm bớt sử dụng đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ để giảm bớt áp lực làm việc đến với gan.
- Duy trì cân nặng bình ổn:
Bạn cần hạn chế tối đa nguy cơ béo phì, thừa cân để ngăn ngừa chất béo dư thừa có thể gây tổn hại đến gan, tăng biến chứng xơ gan.
- Cẩn trọng khi dùng các hóa chất gia dụng:
Bạn cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng các loại hóa chất gia dụng như: thuốc tẩy, xịt côn trùng. Nhất là khi làm việc với môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất cần phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ an toàn. Lí do là bởi hóa chất sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh lý về gan.
- Kiêng quan hệ tình dục:
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người có tiền sử giãn tĩnh mạch thực quản cũng cần kiêng quan hệ tình dục, hoặc sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh liên quan. Ngoài ra, cũng cần phải thực hiện nghiêm tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B và viêm gan A theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Chữa giãn tĩnh mạch chân theo phương pháp Y học cổ truyền
Khang Mạch Linh ngăn ngừa nguy cơ giãn tĩnh mạch thực quản
Khang Mạch Linh hỗ trợ điều trị bệnh lý về mao mạch, tĩnh mạch
Khang Mạch Linh là sản phẩm được bào chế 100% từ thảo dược Đông y, được đúc kết từ các bài thuốc Y học cổ truyền, giúp tác động vào can Tỳ, Thận, Âm hư làm tăng cường sức đề kháng làm gốc để chống lại bệnh tật. Sản phẩm còn có nhiều thành phần thảo dược giúp tăng cường lưu thông khí huyết, ngăn chặn huyết ứ, tăng cường sức bền thành mạch. Vì vậy, sản phẩm Khang Mạch Linh rất tốt cho những người mắc bệnh lý về giãn tĩnh mạch, viêm tắc mao mạch.
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế. Để biết thêm chi tiết bạn có thể liên hệ hotline: 0982. 91. 55.53 để được tư vấn hỗ trợ.