Người giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Bí quyết đi bộ đúng cách
Để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả, người bệnh không chỉ cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa mà còn cần kết hợp các biện pháp khác như tập luyện, mang vớ áp lực,…. Vậy người giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?
Đi bộ: Môn thể thao tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Đi bộ là một trong những môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh mắc giãn tĩnh mạch chân thường băn khoăn không biết có nên đi bộ không và lo sợ đi bộ làm cho bệnh tiến triển nặng hơn.
Khi bạn thực hiện động tác nhấc chân lên để đi bộ, máu huyết từ các đám rối tĩnh mạch chân sẽ được giải phóng đến vùng tĩnh mạch sâu. Động tác co cơ bắp nhịp nhàng giúp đẩy máu tiếp tục từ chân lên tĩnh mạch đùi.
Co cơ bắp khi đi bộ giúp quá trình bơm máu tĩnh mạch hiệu quả hơn, giảm ứ đọng máu. Lực co trong vùng cơ của tĩnh mạch sâu diễn ra tốt hơn khi đứng yên. Từ đó máu được đẩy về tim dễ dàng, hết tắc nghẽn.
Đi bộ là môn thể thao hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả
Đa số người mắc suy giãn tĩnh mạch đều cảm thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt sau thời gian dài đi bộ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người bị giãn tĩnh mạch mạn tính có thời gian đi bộ ít hơn 10 phút/ ngày cũng có nguy cơ tiến triển loét chân cao hơn người thường vận động trên 10 phút/ ngày. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên đi bộ đều đặn hàng ngày.
Một số lợi ích khác của đi bộ đối với người giãn tĩnh mạch
Ngoài việc hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, đi bộ còn mang lại rất nhiều lợi ích như:
1. Đốt cháy calo, hỗ trợ giảm cân, giảm áp lực đến thành mạch
Béo phì, thừa cân là một trong những yếu tố dẫn đến giãn tĩnh mạch chân. Trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây gánh nặng cho chân, khiến van tĩnh mạch suy yếu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần đi bộ mỗi ngày 30 phút là bạn đã có thể đốt cháy khoảng 200 calo. Vì vậy, người bệnh nên đi bộ mỗi ngày kết hợp với ăn uống khoa học, giúp cơ thể giảm tích tụ mỡ thừa. Giảm cân lành mạnh giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu của giãn tĩnh mạch, và hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
2. Tăng cường tuần hoàn máu
Đi bộ là cách đơn giản để cải thiện tuần hoàn máu chi dưới. Máu được đẩy về tim nhanh hơn, hết tắc nghẽn. Đồng thời đi bộ còn giúp hoạt động máu diễn ra trơn tru. Đi bộ cũng là cách tốt để điều hòa huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.
3. Giảm bớt đau nhức, khó chịu ở chân
Mọi lứa tuổi đều nên tích cực đi bộ đều đặn hàng ngày
Người bị suy giãn tĩnh mạch, đau khớp, thoái hóa khớp,… đều nên đi bộ hàng ngày. Đi bộ góp phần tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ giảm đau nhức, khó chịu. Mỗi ngày người bệnh nên đi bộ để giúp khớp dẻo dai, đẩy lùi thoái hóa khớp.
Ngoài ra, đi bộ còn giúp giảm nguy cơ sưng chân, chàm da, phù chân, lở loét do suy giãn tĩnh mạch. Đi bộ cũng được chứng minh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm stress, căng thẳng.
Người giãn tĩnh mạch nên đi bộ như thế nào cho đúng?
Đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh nên chú ý:
- Bắt đầu đi bộ với tốc độ vừa phải, quãng đường ngắn, sau đó tiếp tục tăng thời gian và quãng đường dài hơn.
- Khi mới tập luyện, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu, đau chân nhưng chỉ vài ngày sau các triệu chứng này sẽ được cải thiện.
- Nên kết hợp mang vớ tĩnh mạch khi đi bộ.
- Không đi bộ đối với trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch chân có biểu hiện lở loét.
Người giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không? Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi này. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết cách đi bộ, tập luyện chuẩn nhất giúp giảm nổi gân xanh, tê bì, đau nhức do suy giãn tĩnh mạch.