Bệnh giãn mạch máu có nguy hiểm không? Điều trị bằng thuốc Đông y được không?
Bệnh giãn mạch máu ngoài các biện pháp điều trị bằng Tây y như: Chích xơ, phẫu thuật thì Đông y cũng là một trong những phương pháp hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Điều trị bệnh giãn mạch máu bằng Đông y như thế nào cho đúng? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên tắc và các dược liệu điều trị bệnh tốt nhất.
Lý giải nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân theo Đông y
Số lượng người mắc bệnh giãn mạch máu chân đang tăng cao, không thua kém gì so với các bệnh lý nguy hiểm khác. Điều nguy hiểm là diễn biến của giãn tĩnh mạch chân ngày càng phức tạp. Đối tượng mắc bệnh cũng đang dần trẻ hóa. Tỷ lệ người mắc bệnh mới cũng tăng cao hơn so với nhiều năm trở lại đây. Bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch chân chủ yếu là nữ giới hoặc những người thường xuyên phải làm việc đứng lâu, ngồi nhiều 1 chỗ.
Đông y gọi bệnh giãn mạch máu là chứng thanh xà độc. Bởi triệu chứng điển hình của bệnh là những gân xanh nổi ngoằn ngoèo nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Nguyên nhân gây bệnh là do khí trệ, huyết ứ. Khí huyết ứ trệ không chỉ hình thành do lối sống, tính chất công việc mà còn do chế độ ăn uống, hormone trong cơ thể, tuổi tác,….
Đông y gọi suy giãn tĩnh mạch là chứng thanh xà độc (con rắn xanh ngoằn ngoèo dưới chân)
Người mắc giãn tĩnh mạch chân không chỉ thấy gân xanh nổi lên mà còn đi kèm với các triệu chứng: Đau nhức chân, nặng chân, chuột rút, tê bì,… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và công việc.
Bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ, những người thường xuyên phải làm việc 1 chỗ, đứng lâu hoặc ngồi quá lâu, các triệu chứng đi kèm của bệnh như: nặng chân, chuột rút, nhức chân...gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người mắc bệnh.
Bệnh giãn mạch máu hoàn toàn có thể điều trị bằng các thảo dược Đông y. Kết hợp sử dụng các dược liệu cùng với thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ giúp máu huyết được lưu thông, ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch chân.
Điểm danh các loại thảo dược Đông y dùng để trị bệnh giãn mạch máu
Dược liệu tự nhiên điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là những thảo dược mang lại tác dụng bổ khí như Hoàng kỳ, Truyền sâm,… kết hợp hoạt huyết, chống đông máu như: Hoa hòe, Đương quy, Đan sâm, Hồng hoa…. Ngoài ra cũng không thể thiếu nhóm thuốc thông mạch, hành khí như Xuyên khung, Bạch truật. Muốn củng cố thành mạch, giảm phù nề mạch máu nên tăng cường các dược liệu: Hoa hòe, Xích thược, Hạ khô thảo…. Những thảo dược này có thể kết hợp với nhau để trị suy giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
Y học cổ truyền còn lưu giữ hàng nghìn bài thuốc quý trị suy giãn tĩnh mạch
Kết hợp các dược liệu Đông y cần phải đúng liều lượng. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám cụ thể để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh đang gặp phải và được tư vấn kĩ hơn. Bệnh nhân không nên tùy ý sử dụng các thảo dược tự nhiên khi chưa có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Gợi ý bài thuốc điều trị bệnh giãn mạch máu và những lưu ý khi sử dụng
Đào hồng tứ vật gia giảm là một trong những bài thuốc cổ phương nổi tiếng giúp giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi, phù nề chân. Bài thuốc gồm có các dược liệu:
Đương quy 20g Xích thược 20g
Hồng hoa 15g Đào nhân 16g
Xuyên khung 15g Sinh địa 15g
Hoàng kỳ 12g Thục địa 10g
Hòe hoa 20g Đan sâm 20g.
Trong đó, các dược liệu Đan sâm, Xích thược, Hồng hoa, Đào nhân có tác dụng trục huyết ứ, hoạt huyết, điều hòa máu đến các cơ quan. Đào nhân còn có thêm công dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Xuyên khung giúp thông kinh, hoạt huyết, hỗ trợ trị phong thấp. Sinh địa giúp bổ huyết, dưỡng huyết. Thục địa giúp thanh nhiệt, điều huyết. Hoa hòe có hàm lượng Rutin lớn, giúp làm bền thành mạch, ngăn chặn xơ vữa thành mạch, chống xuất huyết tĩnh mạch. Hoàng kỳ có công dụng tăng cường tuần hoàn máu, hành khí, hoạt huyết.
Y học cổ truyền còn lưu giữ rất nhiều bài thuốc cổ phương trị suy giãn tĩnh mạch. Các thảo dược lành tính thường không gây tác dụng phụ, mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý kiên trì sử dụng hàng ngày đúng liều lượng để mang lại kết quả tốt.
Người bị suy giãn tĩnh mạch cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, không nên ăn đồ cay, nóng, khó tiêu; hạn chế đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ, nên tăng cường vận động cơ thể như đi bộ, đạp xe để thúc đẩy tuần hoàn máu. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát hoặc kê cao chân khi ngủ cũng là cách rất tốt để cải thiện lưu lượng máu.
Mong rằng nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những hiểu biết cần thiết về bệnh giãn mạch máu và phương pháp điều trị theo Đông y. Để được chuyên gia tư vấn kĩ hơn về tình trạng bạn đang gặp phải, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0982.91.55.53.