Bệnh học suy giãn tĩnh mạch chi dưới: tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp điều trị mới nhất
Tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới đang ngày càng tăng cao, đặc biệt có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Bệnh gây phù chân, đau nhức, chuột rút, thậm chí viêm loét, huyết khối tĩnh mạch. Dưới đây là tổng hợp các thông tin về bệnh học suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho bạn tham khảo.
Bệnh học suy giãn tĩnh mạch chi dưới: Nguyên nhân nào gây nên?
Suy giãn tĩnh mạch chiếm tỉ lệ lớn trên tổng số dân. Trong đó, chiếm khoảng 70% là nữ giới. Nguyên nhân là do phụ nữ chịu ảnh hưởng nhiều của nội tiết tố, quá trình mang thai, hoặc do đặc thù công việc như thợ may, thợ dệt, bán hàng…. Đặc biệt, người có thói quen thường xuyên đi giày cao gót, hoặc ít vận động, tăng cân nhanh đều có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch chân.
Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch chi dưới được xác định do thương tổn van tĩnh mạch gây nên. Các yếu tố gây tổn thương van tĩnh mạch bao gồm:
- Tư thế làm việc, sinh hoạt thường xuyên phải đứng hoặc ngồi 1 chỗ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn, áp lực trong lòng tĩnh mạch tăng, dẫn đến thương tổn van tĩnh mạch 1 chiều. Khi van suy yếu sẽ khiến máu chảy ngược xuống chân, gây ứ máu.
- Do môi trường làm việc: Môi trường làm việc ẩm thấp, nhiệt độ không phù hợp cũng khiến máu lưu thông kém hơn.
- Do mang thai nhiều lần.
- Béo phì, thừa cân.
- Chế độ ăn ít chất xơ, vitamin.
- Do tuổi tác cao khiến tĩnh mạch bị lão hóa, giãn tĩnh mạch gia tăng.
70% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới là nữ giới
Triệu chứng nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường phát hiện muộn do giai đoạn đầu triệu chứng thường mờ nhạt, thoáng qua như:
- Cảm giác nặng chân, mang giày dép chật hơn mức bình thường.
- Mỏi chân, phù chân khi đứng lâu ngồi nhiều.
- Chuột rút vào buổi tối.
- Cảm giác tê bì như kim châm, kiến cắn.
- Nổi mạch máu nhỏ li ti, nhất là ở vùng cổ chân, bàn chân.
Các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường dễ bị bỏ qua
Các triệu chứng trên thường nhẹ, nghỉ ngơi có thể sẽ hết nên người bệnh thường bỏ qua.
Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng nguy hiểm hơn như:
- Vùng cẳng chân bị thay đổi sắc tố da do ứ máu lâu ngày.
- Loạn dưỡng da, ngứa da, chàm da.
- Tĩnh mạch sưng phồng gây đau, nặng chân.
- Xuất huyết tĩnh mạch, bầm máu trên da.
Biến chứng lở loét do suy giãn tĩnh mạch gây đau đớn
Sang giai đoạn biến chứng, bệnh có thể tiến triển thành viêm tĩnh mạch nông huyết khối, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, chảy máu, vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn, suy tĩnh mạch mạn tính.
Bệnh học suy giãn tĩnh mạch chi dưới: Phương pháp điều trị
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có các phương pháp điều trị như sau:
1. Điều trị nội khoa
Một số loại thuốc làm bền thành mạch thường được bác sĩ kê đơn như: Rutin C, Veinamitol, Daflon…. Các loại thuốc này bắt buộc phải dùng theo đơn, tuyệt đối không tự ý sử dụng bừa bãi, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
2. Phương pháp can thiệp ít xâm lấn
Hiện nay, y học hiện đại sử dụng phương pháp làm lạnh với Nito lỏng với nhiệt độ âm 90độC giúp làm nghẽn lòng tĩnh mạch qua ống thông. Tỷ lệ tái phát của phương pháp này lên đến 30%. Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như:
Ngoài ra, phương pháp xơ tắc mạch bằng sóng cao tần (viết tắt là RFA (Tên tiếng Anh: Radiofrequency Ablation) cũng được áp dụng trong nhiều trường hợp. Tác dụng của phương pháp này là hủy mô bằng nhiệt do ảnh hưởng của ma sát các ion dưới tác động của điện xoay chiều có tần số 200 - 1.200 MHz.
3. Phương pháp phẫu thuật
Hình ảnh mô phỏng phẫu thuật Stripping
Stripping, phẫu thuật Chivas sử dụng dụng cụ chuyên dụng để rút bỏ tĩnh mạch bị bệnh. Phương pháp này khá tốn kém và đòi hỏi phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao.
4. Biện pháp phối hợp
Người bệnh nên phối hợp vận động lành mạnh, ăn uống khoa học để tăng cường dòng chảy tĩnh mạch. Bạn nên kê cao chân khi nằm nghỉ, tập thể dục thể thao lành mạnh, tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ để tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn. Duy trì cân nặng ổn định, tránh béo phì, thừa cân cũng là cách tốt để ngăn chặn giãn tĩnh mạch tiến triển.
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Thay đổi thói quen sống lành mạnh, tăng cường ăn uống các thực phẩm tốt cho tuần hoàn máu huyết như rau xanh, hoa quả.
Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về bệnh học suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho bạn tham khảo. Mong rằng người bệnh đã có thêm nhiều thông tin bổ ích giúp điều trị và phòng ngừa giãn tĩnh mạch.