Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa được không? Giải đáp của chuyên gia
Suy giãn tĩnh mạch thuộc nhóm bệnh mạch máu ngoại vi, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa được không? Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia mạch máu dành cho bạn.
Suy giãn tĩnh mạch chân: Căn bệnh mạch máu phổ biến
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý hình thành khi máu huyết không chảy từ chân về tim như bình thường mà trào ngược lại, ứ đọng ở chi. Bệnh làm máu lưu thông kém, huyết đọng lâu ngày làm biến dạng mô tế bào xung quanh.
Người bệnh thường nhận thấy các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh xương khớp như:
- Nặng chân, mỏi chân, phù nề.
- Tê bì, dị cảm chân.
- Chuột rút nhiều, nhất là vào ban đêm.
Suy giãn tĩnh mạch chân còn là nguyên nhân gây chàm da, lở loét chân, chảy máu, nặng hơn là viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, thậm chí có thể dẫn đến đột tử nếu cục máu đông đi vào động mạch phổi.
Thực tế, suy giãn tĩnh mạch có thể hình thành ở tất cả vùng tĩnh mạch khắp cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp và chịu áp lực lớn của trọng lượng cơ thể.
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý phổ biến trên thế giới, trong đó nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Giãn tĩnh mạch hình thành thường do thương tổn van 1 chiều của mạch máu. Một số yếu tố dẫn đến tổn thương van thường gặp là:
- Yếu tố di truyền: Ước tính 80% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch là do có cha hoặc mẹ đã từng bị bệnh.
- Do giới tính: Phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới thường do hormone nội tiết, do sử dụng thuốc tránh thai, do mang thai tăng cân nhanh hoặc thói quen mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát làm máu huyết lưu thông kém.
- Do nghề nghiệp: Những nghề phải đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, giáo viên… thường mắc bệnh nhiều hơn.
- Do thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể khiến mạch máu chịu áp lực nhiều hơn, làm máu bị dồn về chân nhiều, lưu thông kém. Nhất là những người béo phì mạch máu nhiễm mỡ, xơ vữa mạch máu… càng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Một số bệnh lý như khối u, nhiễm trùng hay người vừa thực hiện phẫu thuật cũng có thể gây biến chứng suy giãn, viêm tắc mạch máu.
Suy giãn tĩnh mạch chân: Không đơn giản là mất thẩm mỹ
Nhiều người băn khoăn “bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa được không?” mà chưa hiểu hết mức độ nguy hiểm của căn bệnh phổ biến này.
Ban đầu suy giãn tĩnh mạch chỉ diễn biến thầm lặng, gây khó chịu trong đi đứng, sinh hoạt. Các tĩnh mạch nổi to dưới da gây mất thẩm mỹ. Nhưng càng để lâu hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể làm hình thành cục máu đông, gây tắc mạch máu tại chỗ, hoặc tự do di chuyển theo mạch máu dẫn đến tắc các vùng mạch khác trong cơ thể. Đặc biệt nguy hiểm nhất là gây tắc mạch phổi, làm khó thở, tức ngực, suy hô hấp, đột tử nếu không được cấp cứu.
Ước tính khoảng 77% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không biết bản thân đang mắc bệnh dẫn đến việc điều trị chậm, điều trị sai cách. Biến chứng thường gặp nhất của suy giãn tĩnh mạch là: xuất hiện cục máu đông (huyết khối), chảy máu (xuất huyết), lở loét chân. Khi các tĩnh mạch giãn nở to làm viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Tĩnh mạch càng to càng dễ vỡ khi va chạm nhẹ gây xuất huyết, loạn dưỡng cẳng chân.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân càng phát hiện sớm thì điều trị càng nhanh. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan, đi thăm khám sớm để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác.
Suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng phổ biến
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch giúp người bệnh nhận biết sớm căn bệnh này:
- Giai đoạn đầu:
+ Cảm thấy khó chịu, đau nhức, nặng chân, tê mỏi.
+ Dị cảm như có kiến bò, đỏ, nóng chân.
+ Chuột rút ở bắp chân, chủ yếu xảy ra vào buổi tối, ban đêm.
+ Sưng phù, biến dạng mắt cá chân.
+ Giãn tĩnh mạch nông ở chân.
+ Các triệu chứng thường có biểu hiện tăng lên nhiều vào buổi tối, có thể hết sau khi nghỉ ngơi, kê cao chân….
Thăm khám và phát hiện suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu giúp việc chữa trị nhanh chóng, ít tốn kém chi phí hơn.
- Giai đoạn sau:
+ Gây huyết khối tĩnh mạch nông: Giãn tĩnh mạch nổi lên nhiều, sờ vào thấy đau và cứng, có thể gây đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông có thể gây lở loét, mưng mủ, phù nề, hoại tử chân.
+ Huyết khối tĩnh mạch sâu: Biểu hiện nóng chân, đỏ chân, sưng đau, ngứa chân, chảy máu, nhiễm trùng. Cục máu đông có thể di chuyển lên tĩnh mạch phổi, dẫn đến tắc động mạch.
+ Loạn dưỡng da chân: Dấu hiệu chân phù nề, bong vảy, biến dạng da chân, chảy nước, màu sắc chân thay đổi.
Suy giãn tĩnh mạch nông cần nhận biết sớm, điều trị kịp thời
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể được điều trị bằng một số biện pháp như sau:
- Điều trị nội khoa:
Tây y thường sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc ngăn ngừa cục máu đông…. Uống các loại thuốc này cần phải theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua hoặc dùng thuốc do có nhiều tác dụng phụ đến Gan, Thận.
- Chích xơ tĩnh mạch:
Phương pháp này cần thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ uy tín, có tay nghề cao. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở có trang thiết bị hiện đại để tránh tác dụng phụ. Chích xơ là phương pháp bơm dung dịch vào lòng tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch bị bệnh bị xơ hóa, thu hẹp, máu sẽ lưu thông sang tĩnh mạch khỏe mạnh. Biện pháp này cũng có tỉ lệ tái phát khá cao và mức chi phí điều trị đắt đỏ.
- Phẫu thuật:
Phẫu thuật cắt – nối tĩnh mạch thường áp dụng cho những trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch nông. Phương pháp này thực hiện nhanh, gọn nhưng dễ gây biến chứng phù nề, nhanh tái phát.
- Trị suy giãn tĩnh mạch bằng tia Laser:
Biện pháp này dùng nhiệt từ sợi laser để đốt tĩnh mạch bị bệnh, làm phá hủy thành mạch. Điều trị bằng laser chỉ áp dụng cho trường hợp mắc bệnh nhẹ, không bị lở loét, hoại tử chân. Phương pháp này cũng khá tốn kém chi phí và dễ tái phát.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser nội mạch
- Trị suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y:
Bệnh suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn theo quan điểm của Y học cổ truyền. Đông y sử dụng các thảo dược hoạt huyết, thông mạch, tăng sức bền thành mạch sẽ giúp máu huyết được điều hòa, làm giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
- Trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ y khoa:
Vớ y khoa chỉ là biện pháp phối hợp điều trị. Loại tất vớ này được chế tạo đặc biệt để ép vào các bắp cơ, giúp thúc đẩy máu lưu thông về tim. Dùng vớ y khoa có thể giảm bớt các triệu chứng đau, mỏi, phù nề chân. Người bệnh nên chú ý chọn size tất vớ cho phù hợp.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt:
Người bệnh nên tích cực ăn các loại thực phẩm tốt cho mạch máu, không sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá hay dùng chất kích thích. Ngoài ra, nên rèn luyện thói quen tốt cho tĩnh mạch như không đứng hoặc ngồi lâu, nên đi bộ hoặc đạp xe.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bệnh suy giãn tĩnh mạch có chữa được không?”. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều gợi ý điều trị suy giãn tĩnh mạch đúng cách.