Bệnh suy giãn tĩnh mạch gồm có bao nhiêu cấp độ?
Các bác sĩ chuyên gia đã phân loại bệnh suy giãn tĩnh mạch bao gồm có 7 cấp độ. Nhưng thường các bệnh nhân phát hiện bệnh ở cấp độ 4 trở lên dẫn đến việc điều trị rất khó khăn. Dưới đây là những dấu hiệu cụ thể gắn liền với những cấp độ suy giãn tĩnh mạch giúp bạn nhận biết sớm bệnh lý này nhé!
Tỉ lệ bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng gia tăng
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, số người mắc suy giãn tĩnh mạch mãn tính trên thế giới đang ở trong khoảng 80% tổng dân số và riêng ở Việt Nam là 62%. Trong đó, con số này đang ngày càng trẻ hóa, với khoảng 30% là người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên, 50% là người cao tuổi. Ngoài ra, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam giới. Biến chứng lở loét chân có thể xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể bao gồm giai đoạn tĩnh mạch giãn nhỏ li ti như sợi chỉ đỏ cho đến những mạch máu nổi ngoằn ngoèo dưới da. Quá trình từ chân khỏe mạnh cho đến tĩnh mạch nổi lên rồi đến lở loét chân nặng nề là tiến triển của bệnh. Nặng nhất là giai đoạn hình thành cục máu đông có khả năng di chuyển trong lòng mạch máu dẫn đến phổi gây đột tử.
Các triệu chứng cơ bản của suy giãn tĩnh mạch
Các cấp độ của suy giãn tĩnh mạch
Nhận biết cấp độ của suy giãn tĩnh mạch sẽ khiến chẩn đoán và điều trị bệnh dễ dàng hơn. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như: đau chân, tê mỏi chân tay, nóng chân, chuột rút nhiều. Nhất là khi bệnh nhân đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, ban đầu có thể giảm khi bạn nghỉ ngơi.
Xác định cấp độ của suy giãn tĩnh mạch giúp bác sĩ chẩn đoán mức độ tiến triển của bệnh tốt hơn. Cụ thể 7 cấp độ của suy giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Suy tĩnh mạch độ 0:
Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh. Bệnh nhân đã mắc suy giãn tĩnh mạch nhưng chưa có biểu hiện gì nghiêm trọng, có thể cảm thấy đau mỏi, tê chân khi đứng hoặc ngồi lâu nhưng sau khi nghỉ ngơi thì hết.
- Suy tĩnh mạch độ 1:
Cấp độ này dễ dàng nhận thấy bởi tĩnh mạch mạng nhện hình thành ở bắp chân hoặc các tĩnh mạch nông giãn kích thước nhỏ hơn 1 mm.
- Suy tĩnh mạch độ 2:
Đây là cấp độ của suy giãn tĩnh mạch đang có xu hướng phát triển. Bạn có thể nhận thấy tĩnh mạch nông nổi cao ở trong mặt cẳng chân. Cụ thể, tĩnh mạch xuất hiện dưới da, ngoằn ngoèo, nổi to, đường kính có thể lên đến trên 3mm.
Các cấp độ của suy giãn tĩnh mạch
- Suy tĩnh mạch độ 3:
Cấp độ suy giãn tĩnh mạch này được chẩn đoán là nặng. Bạn sẽ cảm thấy dấu hiệu phù nề chân, nhất là ở cổ chân và bàn chân. Tình trạng phù có thể do các yếu tố khác như: suy thận, suy tim, suy dinh dưỡng, xơ gan... Tĩnh mạch phù có thể xuất hiện nhiều hơn vào buổi chiều và tối.
Bạn có thể chẩn đoán phù chân khi dùng tay ấn vào bàn chân, một lúc lâu sau khi bỏ tay ra vẫn thấy đường lõm ở chân. Ngoài ra, cẳng chân còn có tĩnh mạch giãn to.
- Suy tĩnh mạch độ 4:
Bạn sẽ có các biểu hiện vùng da chân sậm màu, phù nề. Qua hình ảnh siêu âm phát hiện tĩnh mạch có biểu hiện trào ngược ở cả tĩnh mạch nông và sâu, trong đó tĩnh mạch chân phải nhiều hơn. Giai đoạn này vùng dưới cẳng chân và cổ chân có thể bị biến đổi, xơ hóa, da sậm màu.
- Suy tĩnh mạch độ 5:
Đây là cấp độ nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch. Các vết loét nằm trên khu vực mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân.
- Suy tĩnh mạch độ 6:
Tình trạng loét lan rộng ở cả mặt trong và mặt ngoài chân, màu da sạm và phù. Vết loét có thể sâu, dễ bị nhiễm khuẩn, thậm chí làm biến dạng chân.
Xem thêm: Điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới theo bài thuốc của Y học cổ truyền
Khang Mạch Linh – Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược
Khang Mạch Linh - Tin vui cho người suy giãn tĩnh mạch
Sản phẩm Khang Mạch Linh được bào chế dựa trên ứng dụng những bài thuốc cổ của Y học cổ truyền, đem lại công dụng hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường hỗ trợ hệ tuần hoàn máu và tăng độ bền thành mạch.
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt đạt chất lượng GMP rất an toàn với người sử dụng. Để biết thêm thông tin hỗ trợ giúp ngăn ngừa biến chứng của suy giãn tĩnh mạch, bạn hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được dược sĩ của Khang Mạch Linh tư vấn hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.