Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đạp xe? Ý kiến mới nhất của chuyên gia
Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đạp xe là thắc mắc chung của rất nhiều người. Thực tế, tập thể dục thể thao đúng cách rất có lợi cho người mắc suy giãn tĩnh mạch.
Tác dụng của đạp xe đối với người mắc suy giãn tĩnh mạch
Theo các chuyên gia, đạp xe là phương pháp tốt giúp tăng cường sức khỏe, tăng hệ miễn dịch đồng thời còn làm tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về tim mạch và mạch máu.
Trong quá trình đạp xe, các khớp chân sẽ hoạt động liên tục. Cẳng chân do duỗi kết hợp với khớp gối và gân được điều chỉnh nhịp nhàng làm tăng tuần hoàn máu từ chi dưới quay trở về tim tốt hơn. Hệ quả là máu bớt ứ đọng trong thành mạch, giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng chân của suy giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, tập thể dục bằng cách đạp xe, đi bộ là cách rất tốt để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể, tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan.
Đạp xe cũng mang lại nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe như:
+ Làm giảm stress, căng thẳng thần kinh.
+ Giúp giảm cân, làm mạch máu khỏe mạnh, ngăn ngừa mỡ máu và xơ vữa thành mạch.
+ Giúp săn chắc cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Mặc dù đạp xe là cách tốt để cải thiện triệu chứng và bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân, nhưng cần phải đạp xe đúng cách mới đem lại hiệu quả tốt.
Đạp xe hay đi bộ đều là môn thể thao tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch nông
Chống chỉ định đạp xe cho những đối tượng nào?
Đạp xe được đánh giá là có lợi cho người mắc suy giãn tĩnh mạch nhưng những chỉ nên áp dụng cho những đối tượng:
- Người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch nông nhẹ.
- Người bị nổi tĩnh mạch, tê chân, dị cảm chân, đau nhức bắp chân.
Không áp dụng đạp xe hàng ngày cho những đối tượng:
- Người mắc suy giãn tĩnh mạch cấp độ nặng, có biểu hiện lở loét, hoại tử.
- Người bị suy giãn tĩnh mạch sâu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách tập luyện phù hợp.
- Người có thể trạng yếu không nên đạp xe trong thời gian dài.
Hướng dẫn đạp xe đúng cách cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch nên tập đạp xe với cường độ nhẹ nhàng, tốc độ chậm và quãng đường ngắn trước. Sau khi quen dần với việc đạp xe, người bệnh có thể gia tăng tốc độ và chiều dài quãng đường.
Bạn nên đạp xe vào sáng sớm để tăng cường hấp thụ vitamin D có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, khi đạp xe cũng cần chú ý:
- Nếu bị đau nhức nhiều trong quá trình tập luyện nên dừng đạp xe, tránh tập quá sức.
- Có thể kết hợp đeo vớ y khoa để tăng khả năng hiệu quả khi đạp xe.
- Không mặc quần áo bó sát, mặc đồ rộng rãi, thoáng mát khi đạp xe hay tập luyện các môn thể dục thể thao.
- Nên duy trì đạp xe, tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Có thể thay thế đạp xe bằng biện pháp bơi lội, đi bộ cũng rất tốt cho tĩnh mạch.
Bên cạnh việc đạp xe, người bệnh cũng nên duy trì các thói quen có lợi cho mạch máu như:
- Tránh lao động nặng nhọc, mang vác các vật nặng có thể dẫn đến đau mỏi, sưng phù chân thêm.
- Không đứng hoặc ngồi yên 1 chỗ, không ngồi bắt chéo chân rất có hại cho tĩnh mạch.
- Khi ngủ nên gác cao chân để thúc đẩy máu huyết lưu thông.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch, không ăn đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nên tăng cường rau xanh, hoa quả, các loại chất xơ.
- Nên áp dụng đeo vớ tĩnh mạch phù hợp với size chân và tình trạng bệnh để hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.
Bài viết là tổng hợp những kiến thức cơ bản về phương pháp đạp xe cho người mắc suy giãn tĩnh mạch. Bị suy giãn tĩnh mạch đạp xe rất tốt nhưng cần phải phù hợp với thể trạng bạn nhé!.