Bị suy giãn tĩnh mạch có tập Gym được không?
Giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến ở nhân viên văn phòng, bán hàng, giáo viên, lái xe…. Giãn tĩnh mạch có tập Gym được không là câu hỏi chung của rất nhiều người. Dưới đây là lời khuyên hữu ích dành cho bạn.
Vì sao giãn tĩnh mạch nguy hiểm?
Khi máu trong tĩnh mạch xuất hiện sự trào ngược sẽ dẫn đến ứ huyết, gây giãn tĩnh mạch chân. Tĩnh mạch giãn nhỏ theo hình lưới hoặc mạng nhện, thậm chí giãn to như chiếc đũa. Giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp ở chi dưới. Tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu cũng đều có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, trên cơ thể còn rất nhiều vị trí dễ bị giãn tĩnh mạch nữa như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, giãn tĩnh mạch thực quản, giãn tĩnh mạch hậu môn,….
Nổi tĩnh mạch chằng chịt ở chân
Thực tế có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch như: di truyền, giới tính, tuổi tác, tính chất công việc, trọng lượng cơ thể,…. Người tuổi càng cao thì nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch càng lớn do mạch máu bị lão hóa, tốc độ lưu thông máu kém hơn. Tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cũng cao hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố, thói quen đi giày cao gót, do quá trình mang thai tăng cân nhanh,…. Những người bắt buộc phải làm việc đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động cũng khiến máu huyết lưu thông kém, lâu ngày dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Giải đáp thắc mắc: Giãn tĩnh mạch có tập Gym được không?
Tập Gym là phương pháp được ưa chuộng bởi giúp cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng săn chắc hơn. Vì vậy, rất nhiều người thắc mắc “giãn tĩnh mạch có đi tập Gym được không?”. Câu trả lời là khi bị giãn tĩnh mạch, người bệnh không nên tập các bài tập nặng nhọc. Tập Gym đòi hỏi phải có thể lực tốt, tập lâu dài. Đặc biệt nhiều người còn tập Gym kết hợp nâng tạ cải thiện vóc dáng. Điều này khiến cơ thể, đặc biệt là đôi chân chịu rất nhiều áp lực, khiến máu ứ đọng nhiều hơn, làm gia tăng các triệu chứng đau, nhức, mỏi, tê chân.
Tập Gym được đánh giá là môn tập cường độ cao nên không phù hợp với người mắc suy giãn tĩnh mạch. Nhất là người bị suy giãn tĩnh mạch kèm theo biến chứng lở loét càng không nên tập vì sẽ làm cho vết loét nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử nặng.
Gợi ý các môn thể thao cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân
1. Đi bộ
Hoạt động nâng chân lên hạ chân xuống khi đi bộ kích thích lưu thông máu
Đi bộ là bài tập phù hợp với nhiều độ tuổi. Hoạt động nâng chân lên, hạ chân xuống khi đi bộ giúp máu bơm từ tĩnh mạch chân đổ về tim hiệu quả hơn. Đi bộ kết hợp với đeo vớ giãn tĩnh mạch giúp làm áp lực ở bắp chân tăng lên, kết hợp với động tác nâng cao chân sẽ giúp cho tuần hoàn máu khỏe mạnh hơn. Người bệnh nên đi bộ mỗi ngày 20 – 30 phút. Khi mới tập đi bộ, nếu cảm thấy đau, nhức chân, người bệnh nên đi quãng đường ngắn, thời gian tập ít. Khi cảm thấy đôi chân bắt đầu quen với nhịp điệu nâng hạ chân, có thể tập với cường độ cao hơn.
2. Bơi lội
Bơi lội làm giảm áp lực cho tĩnh mạch chân
Bơi lội là bộ môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Quá trình bơi lội giúp chân và tay vận động nhịp nhàng, từ đó giảm bớt áp lực đến tĩnh mạch chân. Đồng thời, bơi lội cũng giúp hỗ trợ tuần hoàn máu của cơ thể. Ngoài ra, bơi lội còn giúp giảm cân, giảm bớt áp lực đến tĩnh mạch.
3. Đạp xe
Đạp xe cải thiện suy giãn tĩnh mạch
Hoạt động đạp xe cũng giúp giảm bớt áp lực cho chân. Khi đạp xe, các khớp chân được vận động, lượng máu từ chân được đẩy về tim nhanh hơn. Từ đó, các triệu chứng giãn tĩnh mạch, tê bì, đau mỏi chân cũng được cải thiện.
Người bệnh nên đạp xe ngoài trời mỗi ngày khoảng 15 – 20 phút, hoặc cũng có thể thực hiện động tác đạp xe trên không trước khi đi ngủ cũng mang lại tác dụng tương tự.
Nội dung bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bị giãn tĩnh mạch có nên tập Gym không?”. Giãn tĩnh mạch là bệnh lý cần có phương pháp điều trị đúng cách kết hợp tập luyện, ăn uống khoa học mỗi ngày. Để được tư vấn thêm về phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, bạn hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53.