Biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân có gây đau sưng chân không?
Giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng phổ biến do thói quen sinh hoạt và công việc phải đứng hoặc ngồi lâu. Dưới đây là 7 biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân người bệnh nên đi thăm khám ngay.
7 biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân tránh nhầm lẫn với viêm khớp
Giãn tĩnh mạch chân gây rất nhiều phiền toái đến cuộc sống và sinh hoạt. Nếu phát hiện thấy 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đi thăm khám ngay:
- Cảm thấy nặng, mỏi chân, đau bắp chân, tê bì chân.
- Nặng chân, tê nhức chân vào buổi chiều.
- Sưng chân, phù chân sau khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Bị chuột rút, vọp bẻ về đêm, cảm giác kiến bò, châm chích, ngứa chân.
- Khi kê chân lên cao thấy bớt đau nhức, khó chịu.
- Màu sắc da chân biến đổi.
- Lở loét, viêm da, vết loét lâu lành.
Các biểu hiện trên cần được phát hiện sớm, tránh nhầm lẫn với bệnh xương khớp để có biện pháp điều trị đúng đắn và kịp thời. Bệnh giãn tĩnh mạch chân càng để lâu càng gây nhiều hậu quả tai hại. Vùng chân bị suy giãn tĩnh mạch không được lưu thông máu lâu ngày sẽ dẫn đến viêm loét, thậm chí nhiễm khuẩn, nhiễm trùng lan rộng. Tình trạng này không được khám chữa kịp thời còn dẫn đến nhiễm khuẩn máu.
Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch rất dễ nhầm lần với bệnh xương khớp
Khi bị suy giãn tĩnh mạch lâu ngày còn có thể làm tăng nguy cơ cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch. Nếu không được phát hiện sớm, cục máu đông có thể theo dòng máu chảy ngược về phía tim, đi lên phổi. Điều này làm gia tăng các bệnh lý khác như: thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc động mạch phổi… không được điều trị kịp thời dẫn đến tử vong.
Biến chứng giãn tĩnh mạch nhẹ có thể gây ra các rối loạn huyết học, làm chân sưng so, đau buốt, chuột rút nhiều về đêm. Hiện tượng tĩnh mạch nông nổi to mạch máu, chân nóng, sưng đỏ có thể do biến chứng của viêm tắc tĩnh mạch. Điều này dẫn đến ảnh hưởng chức năng vận động, đi lại, khiến người bệnh sinh hoạt phải lệ thuộc vào người thân. Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyên bất kì ai cũng nên chú ý đến các biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân để sớm đi thăm khám và điều trị phù hợp.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân
Thống kê cho thấy chiếm 70% người bệnh mắc giãn tĩnh mạch chân là nữ giới, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ như:
- Người thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều, vận động ít:
Một số nghề nghiệp như: nhân viên văn phòng, bác sĩ, cảnh sát giao thông, lái xe, giáo viên… đều phải đứng hoặc ngồi lâu. Trong thời gian dài, máu sẽ bị dồn ứ đọng lại, dẫn đến áp lực tăng, làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
- Chị em mang thai:
Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 - 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.
- Chị em có thói quen đi giày cao gót:
Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới có thể xuất phát từ thói quen đi giày cao gót. Đi giày cao gót cùng với mặc quần áo bót sát sẽ dẫn đến tăng áp lực đến tĩnh mạch, giảm tuần hoàn máu gây nên bệnh.
- Người béo phì, thừa cân:
Những người thừa cân, béo phì rất dễ bị giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do béo phì làm tăng áp lực đến mạch máu. Cùng với chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, ít vận động càng khiến tình trạng máu ứ đọng nhiều.
Ngoài ra, những đối tượng khác như người cao tuổi, người nằm bất động do tai biến, yếu tố môi trường làm việc nhiệt độ cao… cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các cấp độ tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chân
Khi có biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân, người bệnh cần làm gì?
Nếu bạn đang nghi ngời mắc suy giãn tĩnh mạch cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra. Tùy thuộc vào cấp độ bệnh và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị thích hợp.
Người bệnh nên hạn chế các yếu tố nguy cơ như: không đứng hoặc ngồi lâu khi làm việc, không mặc quần áo bó sát, đi giày cao gót… để tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, người bệnh cũng nên có thói quen kê cao chân khi ngủ hoặc làm việc, đi bộ, đạp xe hàng ngày để tăng cường lưu thông máu huyết.
Về chế độ ăn uống, bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, các loại hạt, rau xanh, hoa quả… đều được chứng minh giúp giảm giãn tĩnh mạch chân. Các thực phẩm có hại cho mạch máu như: rượu bia, thuốc lá, đồ ngọt, dầu mỡ… nên hạn chế tối đa.