Cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới kiên trì có thể thành công
Suy van tĩnh mạch chi dưới khiến máu ứ trong thành mạch. Bệnh để lâu ngày gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến khả năng lao động và cuộc sống. Dưới đây là tổng hợp những cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới được nhiều người áp dụng nhất.
Thế nào là suy van tĩnh mạch chi dưới?
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới, bạn hãy tìm hiểu kĩ về bệnh lý này. Bệnh hình thành do van tĩnh mạch suy yếu làm máu ứ đọng trong thành mạch, dẫn đến biến dạng huyết động. Tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng tăng cao. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì ai, độ tuổi nào, nhưng tần suất nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
Người mắc suy giãn tĩnh mạch thường có yếu tố nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu như bán hàng, công nhân may, giáo viên, lễ tân, lái xe…. Chị em sử dụng thuốc tránh thai, mang thai, nội tiết tố thay đổi, mang giày cao gót hàng ngày đều tác động đến tĩnh mạch gây nên bệnh.
Suy van tĩnh mạch chi dưới khiến máu vận chuyển từ chân đến tim bị gián đoạn, làm tuần hoàn máu bị ứ trệ. Tĩnh mạch chịu tác động sẽ giãn nở to hơn, có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu. Người vừa trải qua phẫu thuật, van tĩnh mạch bị thoái hóa, mắc rối loạn tĩnh mạch bẩm sinh, hoặc bất thường van tĩnh mạch bẩm sinh (sa van, giãn vòng van, thiểu sản van, bất sản)… đều có thể phải đối mặt với bệnh lý này.
Một số dấu hiệu nhận biết suy van tĩnh mạch thường gặp là:
- Giai đoạn đầu: Người bệnh cảm thấy khó chịu, phù chân, đau nhức bắp chân, nặng chân, chuột rút về đêm…. Những triệu chứng này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh mệt mỏi, cản trở sinh hoạt và cuộc sống.
- Giai đoạn sau: Búi tĩnh mạch thường nổi rõ dưới da, có thể nhận biết bằng mắt thường. Bệnh nhân còn có dấu hiệu loét chân do máu huyết không lưu thông làm mô tế bào không nhận được dinh dưỡng.
Đến giai đoạn biến chứng có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch, hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu. Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến điều trị khó khăn hơn.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch
Tổng hợp các cách chữa bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới
Các cách chữa suy van tĩnh mạch chi dưới cần áp dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý gặp phải. Cụ thể như:
- Với người mắc bệnh nhẹ, phát hiện bệnh sớm:
Khi mới chớm bệnh điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Người bệnh có thể kết hợp biện pháp dùng thuốc cùng với thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, tốt cho mạch máu. Bạn nên hạn chế đứng hoặc ngồi, nằm trong một tư thế. Lựa chọn trang phục rộng rãi, không bó chặt vào cơ thể cũng khiến giảm bớt áp lực đến thành mạch.
Người bệnh có thể sử dụng các loại tất đep áp lực để cải thiện suy giãn tĩnh mạch. Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, giàu vitamin C, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh cũng khiến giảm các triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo các bài tập co duỗi chân, gập chân, xoay khớp cổ chân, đi bộ, đạp xe… để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
Một số bài tập thúc đẩy lưu thông máu
- Với trường hợp mắc bệnh nặng:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp ngoại khoa trị suy giãn tĩnh mạch như: điều trị tia laser hoặc sóng cao tần, dùng keo sinh học, tiêm chích xơ tĩnh mạch…. Ưu điểm của các phương pháp này là thời gian điều trị ngắn nhưng chi phí thường cao hơn và vẫn có tỉ lệ tái phát cao.
Người bệnh cũng có thể tham khảo các bài thuốc của Y học cổ truyền, kết hợp các thực phẩm hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch… là cách hiệu quả để trị suy giãn tĩnh mạch tận gốc. Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ, đặc trị bệnh từ gốc rễ, giúp tuần hoàn máu đến các cơ quan.
Bên cạnh đó người bệnh cũng nên chú ý các biện pháp tập luyện, ăn uống, sinh hoạt để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Trên đây là những cách chữa suy van tĩnh mạch chi dưới được bác sĩ chia sẻ. Người bệnh nên chú ý đến các biến chứng đau nhức, chuột rút, tê mỏi chân để đi thăm khám sớm, điều trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.