Chân bị suy giãn tĩnh mạch: 14 bài tập giảm nhanh triệu chứng
Chân bị suy giãn tĩnh mạch nên tập luyện như thế nào là điều rất nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây tổng hợp 14 bài tập đơn giản nhất giúp cải thiện nhanh các triệu chứng: nổi tĩnh mạch, căng tức, đau mỏi, tê bì chân.
Hướng dẫn 14 bài tập cho đôi chân bị suy giãn tĩnh mạch
1. Bài tập nâng cẳng chân
Người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch có thể áp dụng bài tập nâng cẳng chân vào các thời điểm rảnh rỗi để giúp cải thiện tuần hoàn máu. Bệnh nhân thực hiện nâng chân phải 10 lần, chân trái 10 lần, sau đó tiếp tục nâng cả 2 chân cùng 1 lúc để hỗ trợ tăng cường máu huyết.
2. Bài tập nhón chân
Bài tập nhón gót chân
Bài tập nhón chân bất kì ai cũng có thể thực hiện được. Bạn chỉ cần luân phiên nhón chân trái, chân phải trong khoảng 15 phút là đã góp phần giúp giảm nhanh triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
3. Bài tập gập và uốn cong bàn chân
Người bệnh có thể gập bàn chân phải hướng vào bên trong cơ thể, sau đó tiếp tục duỗi và uốn cong chân về phía trước, sau đó chuyển sang áp dụng cho chân trái.
4. Bài tập xoay cổ chân
Chân bị suy giãn tĩnh mạch có thể được cải thiện nhờ bài tập xoay cổ chân. Trong tư thế ngồi, bạn thực hiện xoay cổ chân phải, sau đó tiếp tục xoay cổ chân trái. Thực hiện trong khoảng 15 phút để máu huyết ở chân lưu thông tốt hơn.
5. Bài tập di chuyển 2 chân lên xuống
Bài tập này cũng mang lại công dụng thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân. Người bệnh thực hiện bước chân trái lên trước sao cho gót chân bước lên và mũi chân sau chạm đất. Thực hiện trong vòng 20 phút để mang lại hiệu quả.
6. Bài tập nâng chân lên và đạp ra xa
Người bệnh thực hiện nâng chân lên cao, gập bàn chân xuống, sau đó tiếp tục nâng gối lên rồi duỗi thẳng chân ra. Thực hiện luân phiên hai chân để giảm ứ đọng máu.
7. Bài tập gập và uốn cong bàn chân
Bạn thực hiện gập và uốn bàn chân trái hướng vào trong cơ thể, sau đó tiếp tục duỗi và uốn cong chân về phía trước. Thực hiện trong khoảng 10 phút rồi đổi chân còn lại.
8. Bài tập xoay cổ chân
Người bệnh hãy bắt đầu thực hiện bài tập với chân phải, xoay cổ chân sang 2 bên, sau đó tiếp tục lặp lại với chân còn lại.
9. Bài tập đi tại chỗ
Tập đi tại chỗ cải thiện tuần hoàn máu
Bài tập này vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ cần nâng cao chân tại chỗ nhiều lần trong ngày rất tốt cho chân bị suy giãn tĩnh mạch.
10. Bài tập ngồi xuống và đứng lên nhón chân
Trong tư thế đứng thẳng lưng, người bệnh dần ngồi xuống rồi đứng lên, nhón chân, giữ nguyên tư thế trong khoảng 30s, sau đó trở về tư thế ban đầu. Thực hiện khoảng 20 – 30 lần.
11. Bài tập đi nhón chân
Bài tập này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện nhón cả hai bàn chân, sau đó di chuyển khoảng 30 bước rồi dừng lại. Duy trì tập khoảng 10 – 15 phút để cải thiện lưu lượng máu.
12. Bài tập đi bằng gót chân
Tiếp tục trong tư thế đứng thẳng, bạn di chuyển bằng gót chân khoảng 20 bước rồi dừng. Thực hiện bài tập mỗi ngày 10 – 15 phút rất tốt cho chân bị suy giãn tĩnh mạch.
13. Bài tập bắt chéo chân
Người bệnh trong tư thế nằm giơ chân lên cao rồi bắt chân chéo, đổi bên liên tục để tuần hoàn máu ở hai chân được cải thiện. Thực hiện mỗi ngày khoảng 15 – 20 phút.
14. Bài tập đạp xe đạp trên không
Đạp xe trên không hỗ trợ tuần hoàn máu
Vẫn tiếp tục trong tư thế nằm trên giường, người bệnh nâng 2 chân lên cao, thực hiện động tác đạp xe trên không. Áp dụng mỗi ngày 10 phút.
Ngoài các bài tập trên, người bệnh có thể tham khảo đi bộ, bơi lội, chạy bộ, yoga… đều là những bộ môn thể thao giúp cải thiện mạch máu, ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch.
Lưu ý khi tập thể dục cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Để việc tập luyện đạt hiệu quả với đôi chân bị suy giãn tĩnh mạch cần chú ý:
- Dành ít nhất mỗi ngày khoảng 15 - 20 phút để luyện tập. Các động tác giúp vận động chân đều hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch do giúp tăng tuần hoàn máu, làm săn chắc mô xung quanh chân.
- Các động tác nên tập nhẹ nhàng, không nên quá nóng vội, cũng không nên tập luyện thể thao cường độ mạnh.
- Người mắc suy giãn tĩnh mạch có biểu hiện lở loét nên chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện để tránh biến chứng nguy hiểm.
Chân bị suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể được cải thiện nhờ chăm chỉ luyện tập hàng ngày. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để thực hiện bài tập hiệu quả và phù hợp nhất với tình trạng bệnh đang gặp phải.