Chân nổi gân xanh có chữa được không?
Chân nổi gân xanh có chữa được không là điều rất nhiều bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch quan tâm. Bài viết là tổng hợp ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Chân nổi gân xanh là bị bệnh gì?
Các trường hợp nổi gân xanh dưới da không phải điều trị do không ảnh hưởng đến sức khỏe như người gầy, da mỏng, hoặc phụ nữ có thai bị giãn nở gân xanh dưới bắp chân do tăng cân nhanh, áp lực của trọng lượng cơ thể lớn.
Chân nổi gân xanh khiến nhiều người lo lắng không biết đang phải đối mặt với bệnh lý gì. Gân xanh ở dưới da thực chất là tĩnh mạch nông. Một trong những dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch nông là gân xanh nổi thành chùm giống như mạng nhện, hoặc nổi tĩnh mạch to, ngoằn ngoèo như con giun. Người mắc suy giãn tĩnh mạch còn có các biểu hiện khác như: đau mỏi chân, nặng bắp chân, chuột rút nhiều về đêm, sưng chân, phù nề….
Chân nổi gân xanh thường hình thành do van tĩnh mạch hoạt động kém hiệu quả làm máu huyết ứ đọng trong thành mạch, không thể di chuyển về tim như bình thường.
Bệnh giãn tĩnh mạch có thể hình thành do những thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc do yếu tố công việc phải đứng hoặc ngồi lâu khiến cho máu huyết lưu thông kém. Khi máu không được điều hòa sẽ khiến cho tĩnh mạch chịu nhiều áp lực. Đây là bệnh lý phổ biến đang có xu hướng ngày càng tăng cao.
Gân xanh dưới da có thể là bệnh lý giãn tĩnh mạch mạng nhện
Suy giãn tĩnh mạch gây nổi gân xanh dưới da
Suy giãn tĩnh mạch hình thành do van tĩnh mạch bị suy yếu, làm cho máu chảy ngược chiều với dòng chảy thông thường. Ở người khỏe mạnh, máu sẽ được bơm từ bàn chân lên tim, máu huyết sẽ được bơm theo áp lực của dòng chảy tĩnh mạch. Hệ quả là tĩnh mạch bị giãn, van tĩnh mạch hư hỏng sẽ khiến máu ứ đọng ở chân lâu ngày còn gây biến chứng viêm tắc tĩnh mạch, thậm chí lở loét, hoại tử chân nếu không được điều trị đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Thống kê cho thấy 10 người lớn thì có đến 3 người mắc suy giãn tĩnh mạch, trong đó đa phần là nữ giới. Người có thành viên trong gia đình từng mắc suy giãn tĩnh mạch cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tốt nhất bạn nên để ý đến các triệu chứng sớm của suy giãn tĩnh mạch để đi thăm khám kịp thời, tránh để lâu dài nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Cảm thấy nặng chân khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Phù chân.
- Chuột rút.
- Đột nhiên bị co thắt cơ, dẫn đến cảm giác đau nhiều ở bắp chân.
- Biểu hiện tê chân như có kiến cắn.
- Nổi gân xanh tĩnh mạch có thể xuất hiện li ti như mạng nhện hoặc nổi to, rõ, ngoằn ngoèo dưới da.
- Thay đổi màu sắc da chân.
- Nóng rát bàn chân.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch nông gây nổi gân xanh dưới da
Nổi gân xanh do suy giãn tĩnh mạch có chữa được không?
Hiện tại có rất nhiều phương pháp chữa suy giãn tĩnh mạch như: dùng thuốc Tây y (gồm các loại thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau), dùng vớ y khoa, sử dụng thảo dược tự nhiên. Ngoài ra còn có các phương pháp phẫu thuật tiêm chích xơ, mổ tĩnh mạch, trị suy giãn tĩnh mạch bằng tia laser, sóng cao tần….
Các phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, sử dụng các dược liệu tự nhiên theo các bài thuốc của Y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả lâu dài, không tái phát, không gây tác dụng phụ như các biện pháp khác. Y học cổ truyền còn lưu giữ rất nhiều bài thuốc cổ, kết hợp các dược liệu tăng cường lưu thông máu huyết, tăng sức bền thành mạch, hoạt huyết, đẩy máu lưu thông đến các cơ quan sẽ giúp loại bỏ bệnh tận gốc.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi chân nổi gân xanh có chữa được không? Thực tế, chân nổi gân xanh hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên đi thăm khám sớm để thời gian điều trị nhanh chóng, hiệu quả hơn.