Chi phí chữa giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần có đắt không?
Chi phí chữa giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần là câu hỏi của rất nhiều người. Bài viết tổng hợp những điều cần biết về chữa suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần và mức chi phí cho bạn tham khảo.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Yếu tố nào gây nên bệnh?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh hình thành do van tĩnh mạch nằm cấu tạo ở chi dưới không đảm nhiệm được nhiệm vụ dẫn truyền máu từ chân trở về tim. Hệ quả dẫn tới máu ứ đọng ở chân. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến đau nhức, nặng chân, nổi gân xanh tĩnh mạch, phù nề, loạn dưỡng da…. Máu càng ứ đọng lâu ngày càng khiến mô tế bào xung quanh tĩnh mạch bị tổn thương, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch, có thể gây hoại tử, nhiễm trùng chi.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thường do van tĩnh mạch bị suy yếu. Những người ít vận động, người làm công việc thường xuyên ngồi hoặc đứng trong thời gian dài như nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, lái xe, công nhân… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cũng cao hơn nam giới khoảng 3 – 4 lần do thói quen đi giày cao gót, sử dụng thuốc tránh thai, mang thai hay thay đổi nội tiết tố… cũng đều khiến máu huyết lưu thông kém hơn.
Suy giãn tĩnh mạch ở 2 chân dưới
Tìm hiểu phương pháp điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch như dùng thuốc Đông y, uống thuốc Tây y hoặc phẫu thuật tĩnh mạch. Trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần là phương pháp mới nhất hiện nay áp dụng sóng cao tần để phát nhiệt, dẫn đến xơ hóa tĩnh mạch hiển, làm cắt đứt dòng trào ngược máu huyết. Kỹ thuật này sử dụng sợi cáp dẫn truyền nhiệt từ sóng cao tần để đưa vào lòng tĩnh mạch, lượng nhiệt đó sẽ giúp xơ hóa thành mạch bị bệnh.
Phương pháp này không dùng cho các bệnh nhân bị suy thận nặng, người dị ứng với thuốc cản quang iod, người mắc rối loạn đông máu, thể trạng cơ thể yếu, phụ nữ mang thai và người có huyết khối tĩnh mạch sâu.
Trước khi tìm hiểu chi phí chữa suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần, người bệnh cần hiểu rõ quy trình suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp đốt sóng cao tần như sau:
- Bước 1: Bác sĩ xác định bản đồ tĩnh mạch:
Thông qua kĩ thuật siêu âm Doppler, bác sĩ sẽ thực hiện lập bản đồ tĩnh mạch, xác định tĩnh mạch hiển lớn, sau đó định hình các đường đi tĩnh mạch bằng bút vẽ trên da. Bác sĩ cần xác định đúng điểm mở và điểm kết thúc của lòng mạch cùng với các vị trí tĩnh mạch bị giãn to để đánh dấu lại.
- Bước 2: Thực hiện mở đường vào lòng mạch bằng dụng cụ:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thao tác sát khuẩn toàn bộ vùng da tĩnh mạch. Sau đó thực hiện mở đường vào lòng mạch bằng kim 21-25G dựa trên kết quả hình ảnh siêu âm. Đường mở trong tĩnh mạch cần thực hiện xuôi dòng, đi từ ngọn chi về gốc chi, sau đó tiếp tục đắt ống vào trong lòng mạch với đường kính khoảng 4-5F.
- Bước 3: Chụp tĩnh mạch:
Bác sĩ dùng thuốc cản quanh iod tiến hành chụp DSA hệ thống tĩnh mạch hiển lớn. Dựa vào hình ảnh thu nhận được, bác sĩ sẽ đánh giá đường đi và định hình giải phẫu tĩnh mạch hiển.
Sau đó, thực hiện thao tác đưa dây phát nhiệt qua ống vào trong lòng tĩnh mạch hiển lớn. Thông qua kết quả siêu âm, chụp DSA, bác sĩ sẽ tiếp tục luồn đầu dây phát nhiệt vào tĩnh mạch hiển lớn (cách tĩnh mạch đùi khoảng 1cm thì dừng).
Khi cảm thấy việc đưa dây phát nhiệt vào trong quai tĩnh mạch hiển sẽ giúp chụp số hóa xóa nền, tiêm thuốc cản quang vào, sau đó mới luồn dây phát nhiệt qua ống thông vào tĩnh mạch.
- Bước 4: Tiến hành giảm đau quanh vùng tĩnh mạch:
Bác sĩ pha loãng 20 – 50ml dung dịch Lidocain với 0.1% nước muối sinh lý, thực hiện bơm vào tổ chức mô mềm xung quanh tĩnh mạch hiển dưới kết quả hình ảnh siêu âm. Căn cứ vào thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể pha thêm liều lượng Epinephrine phù hợp để kích thích co thắt mạch. Liều lượng khuyến cáo là 0.1% khoảng 4.5mg Lidocain/kg trọng lượng cơ thể.
- Bước 5: Thao tác đốt nhiệt:
Sau khi ngấm thuốc tê quanh tĩnh mạch, bác sĩ thực hiện siêu âm kiểm tra vùng dây đốt điện. Bác sĩ cần kiểm tra kĩ mức độ đồng đều của tổ chức xung quanh mô tĩnh mạch để dây đốt nhiệt kết nối với máy tạo nhiệt RF. Sau đó tiếp tục tiến hành thủ tục đốt nhiệt từ trong tĩnh mạch hiển lớn từ gốc đến ngọn chi.
Khi thực hiện đốt nhiệt cần theo dõi các thông số và mức độ xơ hóa tĩnh mạch hiện trên máy cho phù hợp.
Đặt ống và tiến hành đốt nhiệt
- Bước 6: Kết thúc quá trình đốt nhiệt bằng sóng cao tần:
Sau khi đốt xong tĩnh mạch hiển lớn, bác sĩ sẽ thực hiện dẫn nhiệt ra khỏi lòng mạch, sau đó rút bỏ ống trong lòng mạch rồi tiến hành thao tác băng ép đường vào lòng mạch.
Chi phí chữa suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần là bao nhiêu?
Sau khi thực hiện thủ thuật trên, các tĩnh mạch hiển bị bệnh sẽ dần xơ hóa, xẹp lại sau 4 – 7 ngày. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần cần chú ý:
- Khi có biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu: Bác sĩ cần áp dụng tiêu sợi huyết toàn thân hoặc tại chỗ.
- Có thể gặp biến chứng bỏng da do áp dụng nhiệt độ quá cao hoặc gây tê mạch máu không đều. Biến chứng này cân được điều trị bằng thuốc và chăm sóc tại chỗ.
- Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với các loại máy móc, thiết bị. Đây là phương pháp mới nhất nên chi phí điều trị thường cao. Ở các cơ sở điều trị khác nhau, mức phí cũng khác nhau. Ước tính 1 lần áp dụng sóng cao tần đốt suy giãn tĩnh mạch thường có mức chi phí khoảng 13 – 18 triệu đồng. Mức chi phí chữa suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần cũng còn tùy thuộc vào thể trạng và cấp độ bệnh của mỗi người.
Như vậy thắc mắc chi phí chữa suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần là bao nhiêu đã được giải đáp qua nội dung bài viết trên. Người bệnh nên đi thăm khám cụ thể để biết cấp độ bệnh lý cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị tốt nhất.