Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch có đắt không? Bí quyết tiết kiệm chi phí nhất
Nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch có đắt không? Điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện đang có rất nhiều phương pháp như: dùng thuốc Đông y, uống thuốc Tây, chích xơ, phẫu thuật tĩnh mạch… nên mức chi phí khác nhau. Bài viết tổng hợp các thông tin chi tiết cho bạn tham khảo.
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch: Phụ thuộc vào mức độ bệnh lý
Hệ thống tĩnh mạch chia làm 3 loại là tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở tĩnh mạch nông, vị trí sát với da. Máu lưu thông trong lòng tĩnh mạch nhờ hệ thống van 1 chiều, lực đẩy của các cơ ở chân và áp lực âm của vùng trung thất. Bệnh suy giãn tĩnh mạch hình thành chủ yếu do thương tổn ở van tĩnh mạch làm máu ứ đọng, lâu ngày dẫn đến biến dạng mô tổ chức xung quanh, lở loét, hoại tử chân.
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có đắt không? Một trong những yếu tố quyết định mức chi phí là người bệnh đang gặp phải những triệu chứng gì, mức độ mắc bệnh có nặng hay không? Đương nhiên, phát hiện bệnh sớm thì điều trị thường nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém hơn.
Suy giãn tĩnh mạch chân có các cấp độ như sau:
- Độ 0: Cảm thấy đau tức chân, nhưng chưa sờ thấy tĩnh mạch nổi lên, chỉ phát hiện qua siêu âm tĩnh mạch.
- Độ 1: Có biểu hiện giãn tĩnh mạch nông, kích thước giãn nhỏ hơn 3mm.
- Độ 2: Giãn tĩnh mạch nổi to, kích thước lớn hơn 3mm.
- Độ 3: Giãn tĩnh mạch, kèm theo phù nề chân.
- Độ 4: Giãn tĩnh mạch, phù nề, kèm theo loạn dưỡng da.
- Độ 5: Biểu hiện loạn dưỡng da, có vết loét.
- Độ 6: Phù nề, nổi tĩnh mạch, loạn dưỡng, loét chân, nhiễm trùng.
Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc, kết hợp dùng tất vớ tĩnh mạch và thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt trong thời gian ngắn để mạch máu lưu thông tốt thì nhanh khỏi, chi phí điều trị ít.
Ngược lại, trường hợp suy giãn tĩnh mạch nặng, có kèm theo biến chứng viêm loét, hoại tử chân cần điều trị trong thời gian dài, gây tốn kém tiền bạc.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa là khi nhận thấy các biểu hiện đau nhức, tê mỏi bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Suy giãn tĩnh mạch càng nặng điều trị càng tốn kém nhiều chi phí
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch: Phụ thuộc vào phương pháp điều trị
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch có đắt không còn tùy thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn. Hiện nay có các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch như sau:
- Trị suy giãn tĩnh mạch bằng thuốc Tây y:
Điều trị nội khoa chữa suy giãn tĩnh mạch chủ yếu sử dụng các loại thuốc kê đơn. Một số loại thuốc thường dùng như: thuốc chống đông máu (để ngăn ngừa cục máu đông), thuốc chống viêm (ngăn ngừa nhiễm trùng), thuốc giảm đau (dùng cho trường hợp bị đau nhức nhiều)…. Thuốc Tây dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua và thay đổi liều lượng để tránh gây tác dụng phụ.
Các loại thuốc Tây bán rất nhiều trên thị trường nhưng hiệu quả hay không, thời gian điều trị dài hay ngắn là tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người nên chi phí điều trị cũng khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên người bệnh không nên uống thuốc Tây trong thời gian dài, để tránh tác dụng phụ đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và Gan, Thận.
- Chích xơ trị suy giãn tĩnh mạch:
Suy giãn tĩnh mạch điều trị bằng nội khoa không hiệu quả sẽ được tư vấn chích xơ hoặc phẫu thuật. Chích xơ tĩnh mạch sử dụng dung dịch bơm vào trong lòng mạch, làm xơ hóa nhanh chóng tĩnh mạch bị bệnh, để máu huyết lưu thông sang tĩnh mạch khỏe mạnh. Chích xơ được thực hiện nhanh chóng nhưng có tỉ lệ tái phát cao, mức chi phí khá đắt đỏ nên người bệnh có thể cân nhắc.
Hình ảnh chích xơ tĩnh mạch
- Phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch:
Phẫu thuật thường áp dụng cho trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch nặng. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt – nối tĩnh mạch. Một số phương pháp phẫu thuật hay dùng là: Stripping, Chivas tĩnh mạch…. Các phương pháp này đều được thực hiện bởi kĩ thuật hiện đại, bác sĩ có chuyên môn cao nên mức chi phí điều trị cũng cao.
- Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần (tia laser):
Phương pháp này dùng nhiệt để phá hủy tĩnh mạch bị bệnh. Dưới tác động của dòng điện tần số 200 - 1200 MHz, tĩnh mạch sẽ dần teo nhỏ và biến mất. Biện pháp này thường áp dụng cho người bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 trở lên, nhưng không áp dụng cho trường hợp bị viêm loét, hoại tử.
Mặc dù phương pháp này có đem lại hiệu quả, ít xâm lấn, nhưng cũng có khả năng tái phát cao và chi phí điều trị đắt.
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y:
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược Đông y được đánh giá là rẻ nhất nhưng an toàn và hiệu quả lâu dài. Y học cổ truyền có hàng nghìn vị thuốc giúp thông mạch, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu, tăng độ đàn hồi cho tĩnh mạch, giúp loại bỏ suy giãn tĩnh mạch tận gốc.
Ngoài ưu điểm 100% từ thành phần tự nhiên, không gây tác dụng phụ, điều trị bằng Đông y còn đem lại hiệu quả lâu dài, ít tốn kém chi phí.
Như vậy, chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch có đắt không phù thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn “bỏ túi” nhiều kiến thức và kinh nghiệm điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả.