Chuột rút, nổi gân xanh, phù chân có phải bị suy giãn tĩnh mạch?Lí giải của bác sĩ chuyên khoa
Rất nhiều người thắc mắc chuột rút, nổi gân xanh, phù chân có phải bị suy giãn tĩnh mạch? Bài viết là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về triệu chứng và phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất.
Câu hỏi:
Em năm nay 32 tuổi. Công việc của em là làm lễ tân khách sạn nên hàng ngày phải đi giày cao gót và đứng liên tục khoảng 7-8 tiếng. Nhất là sau khi sinh con, em thấy chân nặng nề hơn, đau vùng bắp chân. Gần đây, tối đi ngủ em hay bị chuột rút, chân có nổi gân xanh, phù lên. Em không biết mình đang mắc bệnh gì và có cần phải đi điều trị không?.
(Phan Minh Hòa, Nha Trang)
Trả lời:
Chào bạn Minh Hòa,
Các triệu chứng chuột rút, nổi gân xanh, phù nề bạn đang gặp phải có thể là biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ công việc phải đứng lâu hàng ngày của bạn dẫn đến máu huyết không được lưu thông, lâu ngày sẽ dẫn đến suy van tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch được chia làm 2 loại:
- Suy giãn tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da. Bệnh lý gây nên triệu chứng nổi tĩnh mạch li ti nhỏ như mạng nhện hoặc tĩnh mạch nổi to ngoằn ngoèo, đau mỏi chân, tê chân, chuột rút….
- Suy giãn tĩnh mạch sâu: Tĩnh mạch sâu nằm sau trong lớp cơ, không thể nhận thấy bằng mắt thường. Người bệnh thường đau nhức rõ rệt, cảm giác nóng đỏ, sưng phù, biến dạng và dị cảm, tê bì chân.
Cơ chế gây suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch được chia làm 6 cấp độ:
+ Cấp độ 1: Đây là giai đoạn sớm của bệnh, xuất hiện tĩnh mạch dạng lưới như mạng nhện.
+ Cấp độ 2: Giãn tĩnh mạch lớn khoảng ≥3mm.
+ Cấp độ 3: Giãn tĩnh mạch lớn kèm theo phù chân.
+ Cấp độ 4: Giãn tĩnh mạch kèm theo thay đổi cấu trúc da.
+ Cấp độ 5: Giãn tĩnh mạch kèm theo triệu chứng loét chân.
+ Cấp độ 6: Giãn tĩnh mạch, loét chân, dị cảm chân.
Hình ảnh mô tả 6 cấp độ của suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Theo xu hướng, bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng tăng cao, nhưng đa phần bệnh nhân đi thăm khám và phát hiện muộn do nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhất là những người có đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi lâu như lễ tân, nhân viên văn phòng, công nhân may mặc, lái xe…. Muốn biết chắc chắn, bạn nên đi thăm khám ở các khoa Tim mạch, mạch máu, thực hiện các xét nghiệm siêu âm mạch máu, chụp X – quang để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh lý đang gặp phải. Bạn nên đi thăm khám sớm để tránh biến chứng loạn dưỡng da chân, loét chân, thậm chí hình thành cục máu đông có thể gây huyết khối tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ thuyên tắc động mạch phổi, đột tử.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch như:
- Chích xơ tĩnh mạch.
- Đốt tia laser tĩnh mạch.
- Phẫu thuật bóc tách, cắt nối tĩnh mạch.
- Sử dụng thuốc Đông y.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng cách phẫu thuật, chích xơ, đốt tia laser thường có chi phí cao và cần thực hiện ở cơ sở uy tín. Tuy nhiên, thống kê cho thấy tỉ lệ bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị này tái phát bệnh nhiều nên bạn hãy cân nhắc chọn lựa.
Điều trị bằng suy giãn tĩnh bằng thảo dược Đông y đang là phương pháp được nhiều bệnh nhân chọn lựa nhất. Ưu điểm của biện pháp này là sử dụng các dược liệu giúp tăng cường máu huyết, thúc đẩy lưu thông máu đến các cơ quan, kết hợp tăng sức bền thành mạch sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng chuột rút, nổi gân xanh, phù chân, tê bì…. Y học cổ truyền quan điểm cơ thể con người là một chỉnh thể thống nhất được chi phối bởi hệ thống máu huyết. Khi máu lưu thông tốt đến các cơ quan thì ngũ tạng được khỏe mạnh. Máu lưu thông kém hoặc tắc nghẽn mạch máu ở chi sẽ dẫn đến các triệu chứng tê mỏi, đau nhức, nổi tĩnh mạch. Do vậy, kết hợp các thảo dược, ứng dụng các bài thuốc Y học cổ truyền được xem là phương pháp an toàn, hiệu quả trị bệnh tận gốc.
Tuy nhiên, khi điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y cần phải kiên trì sử dụng hàng ngày kết hợp với tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, rượu bia rất có hại cho mạch máu, tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đi giày cao gót, ngủ kê cao chân, không ngồi bắt chéo chân, tránh mặc đồ bó sát… cũng là những thói quen tốt cho tĩnh mạch.
Câu hỏi: “Chuột rút, nổi gân xanh, phù chân có phải bị suy giãn tĩnh mạch không?” đã được giải đáp. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.
Chúc bạn Minh Hòa nhiều sức khỏe!.