Có bệnh giãn tĩnh mạch chân ở trẻ em không? Độ tuổi phổ biến mắc suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch chân đang có xu hướng trẻ hóa. Giãn tĩnh mạch chân ở trẻ em thường hiếm gặp, đa phần gặp ở người trưởng thành trên 30 tuổi và người cao tuổi. Nội dung bài viết dưới đây giúp bạn trả lời những thắc mắc phổ biến về suy giãn tĩnh mạch chân.
Giãn tĩnh mạch chân thường ít gặp ở trẻ em
Giãn tĩnh mạch chân có tên gọi quen thuộc là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Độ tuổi phổ biến mắc suy giãn tĩnh mạch thường trên 30 tuổi, trong đó đa phần là nữ giới. Giãn tĩnh mạch chân ở trẻ em rất ít gặp bởi nguyên nhân gây bệnh là do máu bị ứ đọng trong thành mạch, dẫn đến tĩnh mạch giãn nở. Yếu tố tác động thường do quá trình sinh hoạt, làm việc đứng lâu, ngồi nhiều gây nên. Người cao tuổi thường dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân do lão hóa khiến van tĩnh mạch hoạt động kém hơn. Tuổi tác cao cũng ít vận động khiến tuần hoàn máu ứ đọng hơn.
Suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở bất kì vùng nào trên cơ thể. Nhưng ở những vùng nằm cách xa tim như tĩnh mạch chân, tay sẽ có nguy cơ cao hơn. Nhất là tĩnh mạch chân chịu nhiều tác động của ngoại cảnh như trọng lượng cơ thể càng khiến tĩnh mạch dễ giãn.
Giãn tĩnh mạch chân ở trẻ em rất hiếm gặp do trẻ em thường chạy nhảy, vận động nhiều nên điều hòa máu huyết đến các cơ quan tốt. Một số trường hợp mắc rối loạn đông máu bẩm sinh cũng có thể gây suy giãn tĩnh mạch ở trẻ nhỏ nhưng rất hiếm.
Giãn tĩnh mạch chân chủ yếu gặp ở người trưởng thành trên 30 tuổi
Giãn tĩnh mạch chân: Ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và cuộc sống
Khi mới chớm bệnh, giãn tĩnh mạch chân thường có triệu chứng mơ hồ, khó có thể nhận biết. Khi máu ứ lâu ngày, người bệnh sẽ có các triệu chứng:
- Cảm thấy chân tê cứng, sưng to, đau mỏi hơn bình thường. Nhất là sau khi đứng hoặc ngồi lâu dấu hiệu tê mỏi, ê nhức càng kéo dài.
- Chuột rút chân nhiều vào ban đêm khi ngủ khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi.
- Sưng nhiều ở mắt cá chân, bàn chân.
- Ngứa ở vùng tĩnh mạch bị giãn.
Giai đoạn nặng, các triệu chứng phù nề, sưng chân nặng nề hơn. Người bệnh có thể sẽ không mang vừa giày, dép như mọi ngày. Tĩnh mạch ở chân nổi to hơn, rõ hơn, sờ vào thấy cứng và đau nhiều hơn. Vùng cẳng chân còn có thể bị chàm da, thay đổi màu sắc chân. Sau đó, tình trạng bệnh nặng hơn, ứ trệ tuần hoàn lâu ngày gây viêm, loét da, thậm chí nhiễm trùng da rất khó lành.
Giãn tĩnh mạch còn làm tăng hình thành huyết khối. Cục máu đông có thể trôi dần về tim, gây tắc mạch máu, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu sớm.
Giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức, khó chịu
Các giai đoạn của giãn tĩnh mạch chân và mức độ nguy hiểm của bệnh
Giãn tĩnh mạch chân kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận chuyển máu đến các chi. Thậm chí, tình trạng ứ máu trong tĩnh mạch còn để lại lượng máu nghèo oxi ở bắp chân. Đồng thời, van tĩnh mạch bị hư hại nhiều hơn, biểu hiện tĩnh mạch xanh tím, nổi to, đau mỏi vùng bắp chân gia tăng.
Nghiên cứu của Mỹ chỉ ra các giai đoạn chính của suy giãn tĩnh mạch diễn ra theo cơ chế:
- Giai đoạn 1: Các triệu chứng không rõ ràng: thỉnh thoảng tê chân, hơi sưng chân, hơi mỏi chân…. Biểu hiện này còn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác về xương khớp.
- Giai đoạn 2: Các dấu hiệu rõ ràng hơn, người bệnh cảm nhận rõ ngứa ngáy, nóng ráy chân, đau nhức chân, chuột rút nhiều (nhất là khi ngủ).
- Giai đoạn 3: Người bệnh nhìn thấy rõ rệt các tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo dưới da, màu sắc da chân biến dạng, có vảy hoặc biểu hiện viêm da.
- Giai đoạn 4: Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chân mà còn làm gia tăng biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Lớp mỡ dưới da bắt đầu có tình trạng lở loét, hư hỏng.
Trước kia suy giãn tĩnh mạch chân đa phần gặp ở người già. Trong đó, phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới do nhiều thói quen như: đi giày cao gót, dùng thuốc tránh thai, mang thai, sinh con…. Người béo phì, thừa cân cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do trọng lượng cơ thể lớn dồn xuống đôi chân.
Ngày nay, giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở độ tuổi trẻ hơn. Do yêu cầu công việc thường xuyên phải đứng, ngồi trong thời gian dài, thói quen ít vận động, lười tập thể dục, ăn uống không khoa học… đều dẫn đến ảnh hưởng lưu thông máu.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi giãn tĩnh mạch chân có xảy ra ở trẻ em không. Nếu bạn có biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân như đau tức, căng mỏi, phù nề, giãn tĩnh mạch… nên đi thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ.