Da mặt bị giãn tĩnh mạch có phải là bệnh không? Làm sao để phục hồi?
Suy giãn tĩnh mạch ở mặt là tình trạng phổ biến xảy ra ở nữ giới, gây mất thẩm mỹ khiến nhiều chị em tự ti. Da mặt bị giãn tĩnh mạch còn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm khác nhưng thường bị nhiều người bỏ qua, cho rằng không nghiêm trọng.
Da mặt bị giãn tĩnh mạch là bị gì?
Da mặt bị giãn tĩnh mạch còn gọi là hiện tượng giãn mao mạch, hoặc suy giãn tĩnh mạch ở mặt. Bệnh lý này khiến trên da xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti tương tự như mạng nhện, có màu tím, đỏ hoặc xanh. Giãn mao mạch ở mặt có thể quan sát bằng mắt thường, khiến nhiều người tự ti vì mất thẩm mỹ.
Da mặt bị giãn tĩnh mạch chủ yếu xuất hiện ở những vùng có cấu tạo da mỏng như: 2 bên má, xương quai hàm. Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở vùng đùi, bắp chân, cẳng chân nhiều hơn. Hiện tượng này được gọi chung là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Hình ảnh giãn mao mạch ở mặt
Da mặt bị giãn tĩnh mạch do đâu?
Da mặt bị giãn tĩnh mạch có thể do các yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có bố hoặc mẹ bị giãn tĩnh mạch thì con cũng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần người bình thường.
- Do một số bệnh lý: Người mắc bệnh về gan, xơ cứng bì, viêm bì cơ, lupus ban đỏ… đều có thể gây biến chứng giãn mao mạch ở mặt.
- Do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Tia UV trong ánh nắng mặt trời làm ảnh hưởng đến lớp elastin và collagen dưới da, khiến các mô tế bào mất đi độ liên kết, đàn hồi kém dẫn đến giãn mao mạch. Khi tiếp xúc với nền nhiệt cao từ ánh nắng mặt trời còn khiến da giãn nở tăng giãn mao mạch.
- Do tác dụng phụ thuốc chứa Corticoid và mỹ phẩm: Nhiều loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc thành phần có chứa Corticoid làm mỏng da và nhìn thấy rõ các mao mạch nhỏ.
- Do nội tiết tố: Da mặt bị giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi giai đoạn dậy thì, có kinh nguyệt, mang thai, sau khi sinh con, tiền mãn kinh… đều khiến hormone nội tiết thay đổi, làm tăng nguy cơ giãn mao mạch.
- Một số nguyên nhân khác: Làn da bị lão hóa, sử dụng chất kích thích, người bị ung thư phải xạ trị… đều có thể khiến mao mạch giãn nở.
Hiện tượng giãn mao mạch ở mặt thường không gây biến chứng nguy hiểm, nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Giãn mao mạch làm người bệnh tự ti trong giao tiếp và cuộc sống nên tốt nhất nên tới bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm.
Da mặt bị giãn tĩnh mạch: Làm thế nào để phòng ngừa?
Da mặt bị giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như:
- Tránh xa các loại thuốc, mỹ phẩm có thành phần Corticosteroid gây tổn thương da.
- Bôi kem chống nắng hàng ngày: Trước khi ra ngoài khoảng 30 phút, mỗi người nên có thói quen bôi kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu là 30 để làn da được bảo vệ đúng cách. Nếu không có việc cần thiết nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian tia UV hoạt động mạnh nhất từ 8h sáng đến 4h chiều.
- Tăng cường các thực phẩm tốt cho da như: rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, ngũ cốc… giúp các tế bào da mau chóng được phục hồi.
Nhóm thực phẩm giúp da sản sinh collagen và phục hồi thương tổn
Điều trị da mặt bị giãn tĩnh mạch có khó không?
Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị da mặt bị giãn tĩnh mạch phổ biến dưới đây:
- Thuốc Tây y điều trị giãn mao mạch:
Hiện nay một số loại kem bôi có thành phần retinol đang được sử dụng điều trị giãn mao mạch. Retinol được dùng để bôi ngoài da. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa cũng khẳng định đây không phải là phương pháp trị giãn mao mạch hiệu quả nhất mà chỉ là biện pháp hỗ trợ phục hồi da.
- Liệu pháp Laser:
Liệu pháp laser là phương pháp dùng nhiệt để loại bỏ các mao mạch, tĩnh mạch bị giãn rộng. Phương pháp này có ưu điểm là điều trị trong thời gian ngắn, ít đau, giúp da đều màu nhưng khá tốn kém và dễ tái phát.
- Phương pháp tiêm xơ:
Tiêm xơ là biện pháp bơm trực tiếp dung dịch vào mạch máu, làm cho mao mạch bị giãn xơ cứng và thành sẹo, khiến lưu lượng máu bắt buộc phải chuyển sang hướng khác. Mạch máu bị xơ cứng có thể tự tiêu biến trong khoảng vài tuần. Tuy nhiên, tiêm xơ cũng có tỉ lệ tái phát lớn và gây đau nên người bệnh hãy cân nhắc.
- Sử dụng các thảo dược tự nhiên:
Khi lượng máu được điều hòa đến các cơ quan, hết ứ đọng trong thành mạch sẽ ngăn chặn sớm suy giãn tĩnh mạch và mao mạch dưới da. Y học cổ truyền còn lưu giữ nhiều bài thuốc cổ phương sử dụng các dược liệu hoạt huyết, thông mạch, tăng độ đàn hồi cho thành mạch, làm giảm nhanh suy giãn tĩnh mạch.
Da mặt bị giãn tĩnh mạch làm bạn tự ti, lo lắng?. Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị giãn tĩnh mạch, nhưng để chữa trị hiệu quả nhất, bạn nên đi thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn thêm.