Đi bộ nhiều có bị giãn tĩnh mạch không? Hướng dẫn cách đi bộ cải thiện lưu thông máu
Nhiều người băn khoăn đi bộ nhiều có bị giãn tĩnh mạch không, người mắc suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Trước khi tìm hiểu đi bộ nhiều có bị giãn tĩnh mạch không, mỗi người cần biết bệnh giãn tĩnh mạch là gì. Thực tế, căn bệnh này rất phổ biến, khoảng 35% người trưởng thành và 50% người trong độ tuổi nghỉ hưu mắc suy giãn tĩnh mạch.
Cấu tạo của hệ thống tĩnh mạch tương tự như mạng lưới, đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu từ các cơ quan khác trở về tim. Tĩnh mạch chân được chia làm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Trong tĩnh mạch có cấu tạo 2 lá van giống như 2 cái túi hoạt động đóng mở nhịp nhàng để đẩy lượng máu qua chân trở về tim chứ không chảy ngược dòng về phía dưới. Khi van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả sẽ khiến cho lượng máu không chảy về tim mà ứ đọng ở dưới, dẫn đến kích cỡ dần to lên, gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Đôi chân bị suy giãn tĩnh mạch
Đi bộ nhiều có bị suy giãn tĩnh mạch không?
Đi bộ nhiều mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người mắc suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể đi bộ để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Đi bộ không phải là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch. Những người ít vận động, thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu, béo phì, thừa cân… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch.
Bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên tích cực đi bộ hàng ngày để giảm áp lực đến thành mạch. Khi nhấc chân lên, hạ chân xuống sẽ làm cho máu từ các đám rối tĩnh mạch được đẩy lên cao về cẳng chân, sau đó tiếp tục di chuyển lên đùi và tim. Lực ép của tĩnh mạch khi chân vận động cao hơn, làm giảm ứ đọng máu, giúp cải thiện các triệu chứng của hệ tĩnh mạch nông. Các bác sĩ chuyên khoa đã thực hiện thí nghiệm chẩn đoán hiệu quả của đi bộ với người mắc suy giãn tĩnh mạch, họ tiến hành luồn kim nhựa vào lòng tĩnh mạch của người bệnh và kết nối với cột nước bên ngoài. Kết quả cho thấy khi người bệnh đứng yên, cột nước vẫn ở mức cao ngang tim, còn khi di chuyển, cột nước sẽ giảm xuống. Điều này cho thấy đi bộ rất tốt để cải thiện lưu lượng máu ở chân. Nghiên cứu cũng cho thấy người mắc suy giãn tĩnh mạch mạn tính, nếu đi bộ chỉ khoảng 10 phút/ ngày sẽ làm giảm nguy cơ loét chân.
Đi bộ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, đi bộ còn giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân nhờ mang lại nhiều lợi ích như:
1. Duy trì cân nặng chuẩn
Suy giãn tĩnh mạch sẽ nặng nề hơn nếu trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Béo phì, thừa cân cũng khiến ứ đọng máu trong tĩnh mạch tăng. Chỉ cần đi bộ với tốc độ vừa phải, mỗi ngày 30 phút là bạn đã đốt cháy khoảng 150 - 200 calo.
Người mắc suy giãn tĩnh mạch có thể đi bộ khoảng 5 – 10 phút sau đó dừng lại 1 lúc rồi tiếp tục đi. Kết hợp với thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì cân nặng chuẩn, trẻ trung. Vận động thường xuyên cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
2. Hỗ trợ tuần hoàn máu
Đi bộ nhiều là cách tốt nhất để giúp cải thiện tuần hoàn máu. Hoạt động của đôi chân giúp đẩy lượng máu về tim, làm giảm ứ đọng máu và ngăn chặn hình thành cục máu đông. Đi bộ thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp.
3. Giúp giảm nguy cơ táo bón
Đi bộ còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn chặn táo bón. Táo bón là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng suy giãn tĩnh mạch chân. Vì vậy, bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên tích cực đi bộ nhiều, nhất là sau khi ăn khoảng 1 tiếng để giảm nguy cơ thừa cân và táo bón.
Ngoài ra, đi bộ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng, giảm đau xương khớp….
Bí quyết đi bộ đúng cách cho người suy giãn tĩnh mạch
Như vậy, đi bộ rất tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh nên tham khảo bí quyết đi bộ như sau:
- Nên bắt đầu đi bộ với tốc độ vừa phải, quãng đường ngắn, sau đó dần tăng tốc độ.
- Nếu mới đi bộ làm bạn đau chân cũng đừng bỏ cuộc, tập đi dần dần để cải thiện sớm các triệu chứng bệnh.
- Đi bộ kết hợp mang vớ áp lực giúp tăng hiệu quả lưu thông máu.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Đi bộ nhiều có bị giãn tĩnh mạch không?” và những bí quyết đi bộ đúng cách để cải thiện sức khỏe.