Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch theo Tây y hay Đông y tốt hơn?
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch hiện nay được chia làm 2 hướng chính là điều trị theo Tây y hiện đại và điều trị theo Y học cổ truyền. Bài viết tổng hợp toàn bộ các phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch phổ biến nhất cho bạn tham khảo và lựa chọn.
Các phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch theo Tây y
1. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng thuốc Tây y
Nguyên tắc khi điều trị bằng thuốc Tây y là ngăn chặn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch như lở loét, hoại tử. Sử dụng thuốc Tây y cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch như:
- Tĩnh mạch giãn nổi to, ngoằn ngoèo dưới da: Dùng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu.
- Có biểu hiện viêm tĩnh mạch: Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.
- Nếu có hiện tượng huyết khối tĩnh mạch: Phải kết hợp dùng thuốc chống đông để ngăn chặn nguy cơ cục huyết khối di chuyển đến phổi dẫn đến tắc mạch phổi.
Việc sử dụng thuốc Tây y điều trị cần phải được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể về loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng. Người bệnh không nên mua thuốc theo cảm tính mà cần tới bệnh viện làm các xét nghiệm máu, siêu âm xác định vị trí tắc nghẽn, có cục máu đông hay không để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phù hợp. Sử dụng các loại thuốc này không thể tùy tiện bởi rất nhiều tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, gan, thận, thần kinh.
2. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng phương pháp chích xơ
Phương pháp chích xơ thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch mạng nhện. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện bơm thuốc tiêm xơ vào tĩnh mạch, làm teo nhỏ tĩnh mạch bị bệnh để máu huyết lưu thông sang các tĩnh mạch khỏe mạnh. Phương pháp này mặc dù có hiệu quả nhưng không thể áp dụng cho các trường hợp mắc giãn tĩnh mạch lớn.
Phương pháp chích xơ tĩnh mạch
3. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng phương pháp phẫu thuật
Khi sử dụng thuốc nội khoa không có hiệu quả, bác sĩ có thể tư vấn bạn thực hiện phẫu thuật. Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật như sau: sửa van tĩnh mạch, lột tĩnh mạch, cắt sửa van tĩnh mạch, lột tĩnh mạch…. Trong đó nổi bật nhất là phương pháp Stripping (rút tĩnh mạch bằng dụng cụ chuyên dụng) hoặc phương pháp phẫu thuật Chivas (loại bỏ tĩnh mạch xuyên bị suy giãn)….
4. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng tia laser hoặc sóng cao tần
Áp dụng tia laser hoặc sóng cao tần là biện pháp sử dụng nhiệt, giúp phá hủy các mô liên kết. Tần số nhiệt thường rơi vào khoảng 200 - 1200 MHz. Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 trở xuống hoặc các bệnh nhân mới mắc bệnh đã điều trị nội khoa không có hiệu quả.
Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm là ít gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh, không để lại sẹo nhưng dễ tái phát và có thể phải điều trị nhiều lần, tốn kém chi phí.
Điều trị giãn tĩnh mạch bằng tia laser nội mạch
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng thảo dược Đông y
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng Tây y vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, nhiều người lựa chọn phương pháp sử dụng các dược liệu Đông y, chú trọng thông mạch, hoạt huyết để giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như:
- Hoàng kỳ, Đan sâm: Mang lại công dụng bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm triệu chứng bệnh.
- Đương quy, Xuyên khung, Hoa hồng: Giúp hoạt huyết, ngăn ngừa đông máu.
- Hoa hòe: Giúp tăng sức bền thành mạch, tăng độ đàn hồi cho tĩnh mạch.
Y học cổ truyền còn có hàng trăm dược liệu quý khác, mang lại hiệu quả và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc điều trị theo Đông y cần phải kiên trì, dùng đúng loại, đúng liều lượng để ngăn ngừa khí trệ, huyết ứ, bảo vệ thành mạch máu. Đặc biệt khi thành mạch khỏe mạnh còn giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đau mỏi vai gáy.
Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch như sau:
Đương quy 20g Xích thược 20g
Hồng hoa 15g Đào nhân 16g
Xuyên khung 15g Sinh địa 15g
Hoàng kỳ 12g Thục địa 10g
Hoa hòe 20g Đan sâm 20g.
Bài thuốc trên giúp dưỡng huyết, hoạt huyết, hành khí, thanh nhiệt, bổ âm, giảm đau, giúp làm chắc thành mạch, tăng cường lưu lượng máu về tim.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống. Lưu ý: uống khi còn ấm, sau ăn khoảng 30 phút. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 20 – 30 thang, người bệnh cần uống đều đặn để mang lại hiệu quả.
Lưu ý khi điều trị bệnh giãn tĩnh mạch
Dù lựa chọn phương pháp điều trị nào thì người bệnh cũng cần có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ loại bỏ các triệu chứng tê nhức, đau mỏi, nổi tĩnh mạch chân tốt nhất.
Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Hạn chế ăn đồ cay, nóng, đồ chế biến sẵn, thực phẩm khó tiêu.
- Tiêu thụ nhiều nhóm rau, củ, quả, các loại hạt.
- Không đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài, tăng cường vận động để giảm ứ huyết.
- Không nên tăng cân quá nhanh hoặc để thừa cân béo phì làm tăng áp lực đến thành mạch.
- Kê cao chân khi nghỉ ngơi.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện lưu lượng máu.
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch theo Tây y hay Đông y đều có nhiều ưu điểm và hạn chế riêng. Mong rằng nội dung bài viết đã giúp bạn đánh giá và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.