Đứng nhiều bị giãn tĩnh mạch phải làm sao?
Giãn tĩnh mạch là một trong những bệnh mạch máu ngoại biên phổ biến nhất. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn cản trở sinh hoạt, đi lại. Thậm chí, nhiều người còn phải đoạn chi vì lở loét, nhiễm trùng nặng. Đứng nhiều có gây suy giãn tĩnh mạch không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể câu hỏi này.
Đứng nhiều bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đúng hay sai?
Theo tổ chức WHO, suy giãn tĩnh tĩnh mạch chi dưới chiếm khoảng 35% người trong độ tuổi lao động và 50% là người đã nghỉ hưu, trong đó tỉ lệ nữ giới mắc bệnh chiếm 3 lần nam giới. Đứng hay ngồi lâu một chỗ là thói quen không tốt gây suy giãn tĩnh mạch chân.
Suy giãn tĩnh mạch diễn biến âm thầm và đa số không được quan tâm đúng mức. Bệnh thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, bán hàng, bồi bàn, thợ may, công nhân…. Họ thường xuyên phải đứng, ngồi lâu một chỗ dẫn đến lượng máu dẫn truyền về tim chậm. Đặc biệt, đứng và ngồi lâu, ít vận động còn dễ làm tăng nguy cơ thừa cân. Khi trọng lượng cơ thể tăng sẽ khiến áp lực đến tĩnh mạch chân gia tăng. Người ăn ít chất xơ, thường xuyên bị táo bón cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Tĩnh mạch nổi to, nhìn thấy rõ dưới da là biểu hiện đặc trưng nhất của suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch cũng còn được gọi là bệnh của người lớn tuổi, do tĩnh mạch bị lão hóa, tốc độ lưu thông máu chậm. Người cao tuổi ít vận động, phải ngồi xe lăn hoặc nằm một chỗ lâu ngày có nguy cơ cao bị ứ đọng máu trong thành mạch.
Đặc biệt, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới do biến động của nội tiết tố. Chị em mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc điều trị bệnh bằng hormone nội tiết, tuổi mãn kinh… cũng đều có nguy cơ cao bị bệnh.
Làm sao để phát hiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới sớm?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới giai đoạn đầu rất khó để phát hiện. Người bệnh chỉ cảm giác đứng lâu thấy mỏi chân, nặng bắp chân, sưng chân về chiều. Buổi tối có thể bị chuột rút, chân tê bì không yên. Các búi tĩnh mạch nổi màu xanh, tím ngoằn ngoèo dưới da, dễ tiến triển thành chàm da, viêm da, loét da.
Nếu bạn đang nhận thấy các triệu chứng trên nên có kế hoạch đi thăm khám ở bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phù hợp.
Triệu chứng phân biệt suy giãn tĩnh mạch với bệnh lý khác
Người bệnh nên tỉnh táo phân biệt các triệu chứng dưới đây để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác:
- Phù chân: Phù do suy giãn tĩnh mạch khi kê cao chân sẽ giảm. Do máu ứ trệ nên đa số người bệnh thấy phù chân sau khi đứng lâu, ngồi nhiều. Phù chân do suy thận, suy tim hoặc suy dinh dưỡng thường có biểu hiện đi kèm phù nề toàn thân, khi kê cao chân không thấy thuyên giảm.
- Tĩnh mạch nổi to dưới da: Cần phân biệt với u máu chủ yếu gặp ở 1 chân.
- Loét da: Vết loét do suy giãn tĩnh mạch thường khó lành, cần phân biệt với nấm da, biến chứng do bệnh tiểu đường.
Tiến triển nguy hiểm - dẫn đến viêm loét da do suy giãn tĩnh mạch
Khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa căn cứ vào các triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể và thực hiện một số nghiệm pháp chẩn đoán như:
- Nghiệm pháp gõ sóng (tap test - Schwartz test - wave test): Giúp chẩn đoán tình trạng suy van tĩnh mạch hiển.
- Nghiệm pháp ho (cough test): Xác định tốc độ lưu thông máu ở vùng tĩnh mạch hiển – đùi.
- Nghiệm pháp Trendelenburg: Giúp phát hiện suy van tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch hiển lớn.
- Siêu âm Doppler màu: Xem xét tuần hoàn máu và phát hiện sớm cục máu đông trong thành mạch.
- Thực hiện dung tích tĩnh mạch khi vận động.
- Chụp cản quang tĩnh mạch.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch theo Tây y: Nên hay không nên?
Có nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh và các triệu chứng kèm theo của bệnh nhân. Sau đây là một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch theo Tây y:
- Thay đổi lối sống: Điều chỉnh lối sống là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ phát triển suy giãn tĩnh mạch. Điều này bao gồm tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu cần thiết, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là khi làm việc hoặc bay xa.
- Nén tĩnh mạch: Tất cả các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều nên được khuyến khích sử dụng áo hoặc bít tất y tế hoặc chân không để tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau và sưng.
- Dùng thuốc: Thuốc được sử dụng để giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, bao gồm các thuốc chống viêm, giảm đau và thuốc lợi tiểu. Ngoài ra, các thuốc tăng cường cơ thể sản xuất collagen, elastin, và các protein khác có thể được sử dụng để củng cố cấu trúc của tĩnh mạch.
- Điều trị bằng laser: Kỹ thuật này được sử dụng để đốt các tế bào tĩnh mạch bị giãn nở và không còn hoạt động. Điều trị bằng laser được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia về phẫu thuật tim mạch.
- Phẫu thuật: Nếu bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nặng và triệu chứng không được cải thiện.
Nhược điểm của điều trị suy giãn tĩnh mạch theo Tây y là sử dụng thuốc lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng Gan, Thận. Các phương pháp điều trị bằng laser và phẫu thuật cũng mang lại hiệu quả tức thời, dễ tái phát, chi phí cao.
Vì sao nên điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược Đông y?
Theo Đông y, suy giãn tĩnh mạch là do sự suy yếu của khí huyết, các van tĩnh mạch bị ứ huyết nổi lên gân xanh. Do đó, điều trị suy giãn tĩnh mạch trong Đông y tập trung vào cân bằng khí huyết và tăng cường khí huyết lưu thông. Sử dụng thảo dược: Có nhiều loại thảo dược trong Đông y được sử dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch, nhưng thường được sử dụng phổ biến nhất là Quế, Đan sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Bạch thược, …. Các loại thảo dược này được sử dụng để tăng cường tuần hoàn máu, giảm sưng tấy và tăng cường khả năng tái tạo tế bào.
Sử dụng thảo dược Đông y thường có ưu điểm lành tính, độ an toàn cao, có thể dùng lâu dài không gây tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí lớn.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Đứng nhiều bị suy giãn tĩnh mạch, đúng hay sai” và gợi ý cho bạn những phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt nhất.