Giảm giãn tĩnh mạch chân: Bí quyết hay trị bệnh tại nhà
Suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn cản trở sinh hoạt, vận động, làm gia tăng nhiều nguy hiểm khác. Dưới đây là những bí quyết đơn giản giúp giảm giãn tĩnh mạch chân tại nhà.
1. Giảm giãn tĩnh mạch chân bằng cách tập thể dục đều đặn
Tập thể dục, thể thao hàng ngày giúp cho máu huyết được lưu thông, ngăn chặn ứ máu trong thành mạch. Tập thể dục cũng hỗ trợ giảm huyết áp, giảm nhanh giãn tĩnh mạch chân. Các bài tập được khuyến khích bao gồm: đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe, bơi lội, tập yoga….
2. Giảm giãn tĩnh mạch chân tại nhà: Sử dụng vớ chuyên dụng
Dùng vớ y khoa giúp giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Tất y khoa được thiết kế bằng loại vải đặc biệt giúp tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch. Vớ y khoa giúp máu huyết lưu thông về tim nhanh chóng nhờ tạo nên áp lực đẩy máu. Hiện nay, áp lực vớ giãn tĩnh mạch phổ biến từ 18 đến 21 mmHg giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, giảm giãn tĩnh mạch chân.
Vớ y khoa giúp giảm suy giãn tĩnh mạch
3. Giảm giãn tĩnh mạch chân bằng thảo dược tự nhiên
Y học cổ truyền còn lưu giữ nhiều bài thuốc cổ phương, kết hợp các dược liệu hoạt huyết, thông mạch, tán ứ, hỗ trợ tuần hoàn máu. Khi lưu lượng máu được cải thiện, các triệu chứng đau nhức, ngứa chân, phù chân… cũng giảm rõ rệt.
Đông y có rất nhiều dược liệu quý tốt cho mạch máu như: Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Xuyên khung, Đương quy… được ứng dụng qua hàng nghìn bài thuốc của Y học cổ truyền, mang lại hiệu quả tốt.
Khi sử dụng các dược liệu Y học cổ truyền, người bệnh nên đi thăm khám để tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bài thuốc Đông y cần áp dụng đúng liều lượng, kiên trì trong thời gian dài kết hợp lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học.
4. Giảm giãn tĩnh mạch chân bằng chế độ ăn uống lành mạnh
Nghiên cứu chỉ ra rằng các thực phẩm có chứa flavonoid giúp tăng độ bền thành mạch, giảm áp lực đến thành mạch, làm thư giãn các mạch máu, từ đó giảm suy giãn tĩnh mạch. Nhóm thực phẩm này bao gồm: cải bó xôi, bông cải xanh, hành, ớt chuông, anh đào, nho, việt quất, trái cây cam, chanh, anh đào….
Người bệnh cũng nên bổ sung thực phẩm giàu Kali như: hạnh nhân, các loại đậu, rau lá xanh, cá ngừ, cá hồi, khoai tây… giúp giảm giữ nước trong thành mạch. Khi cơ thể tiêu thụ thực phẩm nhiều natri, muối làm cơ thể tích tụ lượng nước lớn khiến tĩnh mạch bị áp lực. Bạn nên giảm nhóm thực phẩm nhiều muối để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, nhóm thực phẩm giàu chất xơ cũng vô cùng cần thiết để giảm giãn tĩnh mạch chân. Chất xơ ngăn chặn táo bón sẽ hỗ trợ giảm suy giãn tĩnh mạch trên cơ thể. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: rau xanh, hoa quả, các loại hạt, loại đậu, lúa mì, yến mạch, hạt lanh, ngũ cốc….
Bên cạnh đó, một số thực phẩm người mắc suy giãn tĩnh mạch không nên ăn như: đồ cay, nóng, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá….
Thực phẩm giàu chất xơ giảm suy giãn tĩnh mạch
5. Giảm giãn tĩnh mạch chân bằng cách giữ cân nặng bình ổn
Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực đến tĩnh mạch. Vì vậy, người bệnh nên giảm cân nếu đang thừa cân. Giảm cân bằng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao đúng cách sẽ giúp giảm bớt sưng chân, phù nề.
6. Lựa chọn trang phục hợp lý giảm giãn tĩnh mạch chân
Mặc quần áo rộng rãi sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn so với những trang phục bó sát cơ thể. Nếu bị suy giãn tĩnh mạch bạn nên mặc đồ rộng, hạn chế mang giày cao gót.
7. Tập nâng cao chân giảm giãn tĩnh mạch
Nâng chân lên, hạ chân xuống là cách rất tốt để bơm máu trở về tim. Người bệnh nên thực hiện trong giờ giải lao để hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu.
Tập nâng cao chân mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu
8. Giảm giãn tĩnh mạch chân bằng cách massage
Massage chân thường xuyên cũng là cách đơn giản giúp tăng lưu lượng máu. Bạn có thể kết hợp sử dụng dầu massge hoặc các loại kem dưỡng ẩm để tăng cường hiệu quả. Khi massage nên nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương mô tế bào xung quanh.
9. Giảm giãn tĩnh mạch chân bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế
Người bệnh càng ít ngồi lâu, đứng nhiều càng giảm bớt triệu chứng của giãn tĩnh mạch. Tốt nhất bạn nên đứng dậy, di chuyển xung quanh để lưu lượng máu được cải thiện.
Trên đây là 9 cách đơn giản giúp giảm giãn tĩnh mạch chân tại nhà cho bạn tham khảo. Để việc điều trị tốt hơn, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị.