Giãn mao mạch ở chân: Bí quyết đơn giản trị bệnh tại nhà từ thiên nhiên
Giãn mao mạch thường hình thành ở mặt, do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Giãn mao mạch ở chân cũng có thể xuất hiện, gây nhiều phiền toái đến sức khỏe.
Giãn mao mạch ở chân: Hình thành do rất nhiều nguyên nhân
Mao mạch là hệ thống mạch máu nhỏ nằm ngay dưới da. Giãn mao mạch có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường khi mao mạch máu nổi lên dưới da. Bệnh có thể hình thành do các nguyên nhân như tuổi tác, gen di truyền, sử dụng mỹ phẩm, kem bôi không phù hợp. Thậm chí, giãn mao mạch còn hình thành do sự tác động của tia UV, nội tiết, đặc điểm nghề nhiệp….
Không ít người thường bỏ qua dấu hiệu của giãn mao mạch ở chân, khiến trì hoãn việc điều trị dẫn đến hiệu quả kém.
Giãn mao mạch chân ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Độ tuổi phổ biến mắc giãn mao mạch ở chân
Đối tượng phổ biến mắc bệnh thường là người trên 30 tuổi, đặc biệt là chị em đã trải qua sinh nở, dùng thuốc tránh thai, hoặc có thói quen ngồi vắt chân, tăng cân mất kiểm soát…. Hệ thống mao mạch chân chịu rất nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, dẫn đến giãn mao mạch.
Giãn mao mạch ở chân có thể gặp ở cả 2 giới nhưng đối tượng mắc bệnh nhiều hơn vẫn là nữ giới. Bệnh thường ít được chú ý vì giãn mao mạch ở chân ít được chú ý hơn so với vùng mặt. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, giãn mao mạch còn có thể gây xuất huyết, dẫn đến những cục máu đông và bầm tím dưới da, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến giãn mạch máu ở chân như: rối loạn nội tiết, tuổi tác, gen di truyền, tác động của ngoại cảnh…. Chị em đứng hoặc ngồi quá lâu, uống thuốc tránh thai, ít vận động rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt, khi đứng hoặc ngồi vắt chéo chân đều khiến lưu lượng máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch. Bệnh có thể tiến triển thành viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch, phù nề chân.
Hướng dẫn điều trị và phòng ngừa giãn mao mạch ở chân tại nhà
Giãn mao mạch ở chân có thể được điều trị bằng các biện pháp chích xơ, dùng tia laser khiến các mao mạch bị chết đi, máu huyết lưu thông sang các vùng mao mạch khác. Phương pháp điều trị bằng thảo dược Đông y cũng được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Thảo dược Đông y giúp thông huyết mạch, tăng cường lưu thông máu, tăng độ đàn hồi cho thành mạch, giúp giảm nhanh giãn mao mạch, suy giãn tĩnh mạch ở chân.
Dưới đây là một số bí quyết đơn giản giúp mờ mao mạch dưới da cho bạn tham khảo thêm:
- Dùng giấm táo:
Dùng giấm táo là phương pháp tự nhiên giúp giảm giãn mao mạch
Giấm táo là hoạt chất giúp làm se da mặt, kéo căng da giúp giảm mẩn đỏ. Điều này giúp giảm nhanh giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch mạng nhện. Bạn chỉ cần sử dụng miếng bông chấm vào giấm, sau đó đắp lên vùng da bị giãn mao mạch sẽ giúp mờ mao mạch.
- Bổ sung vitamin C, E:
Vitamin C, E rất tốt cho làn da và mạch máu. Bạn nên tăng cường các nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E hoặc bổ sung bằng viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tăng cường độ đàn hồi cho thành mạch.
- Đắp muối hột:
Bạn thực hiện massage lưu thông máu bằng muối hột sẽ giúp mờ mao mạch và làn da thêm mịn màng, trắng sáng hơn.
- Uống nhiều nước:
Bổ sung đủ nước cho cơ thể vừa giúp dưỡng ẩm da, vừa giúp các mạch máu co lại, giảm bớt suy giãn mạch máu. Bạn hãy bổ sung ít nhất mỗi ngày 2 lít nước để hỗ trợ điều trị giãn mao mạch ở chân.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý:
- Tránh tăng cân mất kiểm soát để không gây áp lực đến mao mạch.
- Thực hiện massage chân mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu từ chân trở về tim.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, có thể tham khảo các bài tập như: bơi lội, đạp xe, đi bộ… để máu huyết được điều hòa, giúp giảm suy giãn tĩnh mạch.
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu, khi ngồi làm việc nên có thời gian giải lao, đi lại, vận động để giảm bệnh.
- Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường vitamin, rau xanh, hoa quả vào chế độ dinh dưỡng.
Đặc biệt, giãn mao mạch ở chân nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh gây hại đến tĩnh mạch. Giãn mao mạch ở chân nếu phát hiện sớm thời gian điều trị rất nhanh và hiệu quả lâu dài. Do vậy, nếu bạn thấy các mạch máu nổi li ti ở chân tốt nhất nên đi thăm khám để được tư vấn điều trị.