Giãn tĩnh mạch bàn tay không đau có cần điều trị không?
Giãn tĩnh mạch bàn tay không đau nhưng gây mất thẩm mỹ. Giãn tĩnh mạch bàn tay nên điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng đau mỏi, tê bì tay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh quen thuộc này.
Giãn tĩnh mạch bàn tay là gì?
Giãn tĩnh mạch bàn tay là hiện tượng các tĩnh mạch tay có kích thước lớn nằm dưới da. Người bệnh nhìn và sờ thấy rõ các tĩnh mạch tay nổi ngoằn ngoèo, nhiều nhất là ở mu bàn tay và cổ tay.
Giãn tĩnh mạch bàn tay khiến lưu lượng máu đổ về tim suy giảm. Máu ứ nhiều trong tĩnh mạch tay sẽ dẫn đến hệ quả là các tĩnh mạch phì đại, làm người bệnh có cảm giác tê tay, mỏi tay, nặng tay. Bệnh để lâu không điều trị sẽ dẫn đến giảm khả năng vận động ở tay.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch bàn tay
Nguyên nhân nào gây giãn tĩnh mạch bàn tay?
Giãn tĩnh mạch bàn tay cũng tương tự như giãn tĩnh mạch ở chân. Nguyên nhân được lí giải là do máu huyết ứ đọng trong tĩnh mạch, dẫn đến phá hủy tĩnh mạch và các mô tế bào xung quanh.
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến giãn tĩnh mạch bàn tay là do:
- Tuổi càng cao thì các van tĩnh mạch hoạt động càng kém. Máu huyết lưu thông kém khiến tĩnh mạch nổi to.
- Người gầy yếu, suy dinh dưỡng: Người càng gầy thì lớp mỡ dưới da càng mỏng, các tĩnh mạch tay nổi lên càng rõ.
- Do nhiệt độ: Những người làm việc ở môi trường nhiệt độ cao sẽ có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch bàn tay cao hơn. Nguyên nhân là do nhiệt độ nóng khiến cơ thể thích nghi bằng cách bơm lượng máu lớn đến tĩnh mạch tay. Tuy nhiên, lượng máu này bị ứ đọng tại chỗ và không di chuyển đến các vùng xung quanh sẽ dẫn đến giãn tĩnh mạch.
- Do chế độ tập luyện, lao động nặng nhọc: Vận động viên hoặc người làm công việc phải vận động tay thường xuyên, mang vác các vật nặng mỗi ngày cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Do di truyền: Người có bố hoặc mẹ mắc suy giãn tĩnh mạch cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch tay như tê bì, nhức mỏi, đau tay… không chỉ làm người bệnh khó chịu, vận động tay kém mà còn làm tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch tay hoặc huyết khối tĩnh mạch nông ở tay.
Gợi ý một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch bàn tay
Bác sĩ chuyên khoa cho rằng cần điều trị bệnh mạch máu triệt để để tránh các nguy cơ biến chứng nguy hiểm khác. Một số biện pháp được áp dụng để điều trị giãn tĩnh mạch bàn tay bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ vùng tĩnh mạch bị giãn: Phương pháp này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Chích xơ tĩnh mạch: Áp dụng cho các tĩnh mạch giãn nhỏ.
Phương pháp chích xơ tĩnh mạch
- Điều trị bằng phương pháp Laser: Áp dụng nhiệt của sóng cao tần để đốt và loại bỏ sớm các tĩnh mạch bị bệnh.
- Phẫu thuật cắt – nối tĩnh mạch: Tiểu phẫu này thường áp dụng cho các tĩnh mạch có kích cỡ lớn.
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, thuốc chống đông máu… tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
- Dùng thảo dược Đông y: Đông y có rất nhiều bài thuốc giúp thông mạch, hoạt huyết, tan huyết ứ, giảm nhanh suy giãn tĩnh mạch. Trong đó, có rất nhiều dược liệu lành tính được áp dụng thành công trong việc điều trị các bệnh về mạch máu như: Đương quy, Xuyên khung, Thục địa, Bạch truật, Đan sâm…. Nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền là thông mạch, hoạt huyết, tán ứ, làm cho máu lưu thông, tự khắc hết giãn tĩnh mạch.
Điều trị giãn tĩnh mạch bàn tay đòi hỏi sự kiên trì. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên tham khảo các bài tập cho tĩnh mạch tay, kết hợp ăn uống lành mạnh để bệnh giảm nhanh.