Giãn tĩnh mạch cánh tay và biện pháp điều trị ít người biết
Người mắc suy giãn tĩnh mạch cánh tay thường có biểu hiện nổi gân xanh nhiều ở mu bàn tay và cổ tay. Giãn tĩnh mạch cánh tay có nguy hiểm không, có chữa được không? Cùng Khang Mạch Linh tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Không phải chỉ nổi gân xanh mới là suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ tĩnh mạch nào trên cơ thể, nhưng đa phần là ở cánh tay và chi dưới. Giãn tĩnh mạch diễn biến rất âm thầm nhưng đa số người bệnh chỉ nhận thấy khi phát hiện tĩnh mạch nổi lên to và rõ. Thực tế bệnh đã có thể hình thành từ rất lâu, nhưng những triệu chứng đau, tê chỉ thoáng qua nên nhiều người bệnh không để ý.
Giãn tĩnh mạch cánh tay xảy ra khi van tĩnh mạch hoạt động không tốt, làm lưu thông máu khó khăn hơn bình thường. Hậu quả là máu bị ứ đọng lâu ngày, phì đại tĩnh mạch, làm nổi rõ gân xanh dưới da. Các gân xanh thường nổi lên nhiều nhất ở cổ tay và mu bàn tay.
Gân xanh nổi lên kèm theo triệu chứng tê bì, đau, nhức tay
Giãn tĩnh mạch cánh tay hình thành do các yếu tố nguy cơ như:
- Độ tuổi: Tuổi càng cao thì van tĩnh mạch càng có nguy cơ suy yếu, làm quá trình lưu thông máu từ tĩnh mạch trở về tim bị cản trở.
- Giới tính: Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn gấp 3 lần so với nam giới.
- Người suy dinh dưỡng, thiếu cân: Lớp mỡ dưới da rất mỏng khiến tĩnh mạch nổi to hơn.
- Sự tác động của nhiệt độ: Môi trường sống, làm việc có nhiệt độ cao cũng khiến máu huyết hoạt động kém hơn dẫn đến giãn tĩnh mạch.
- Người tập luyện nặng nhọc hoặc làm công việc mang vác vật nặng trong thời gian dài khiến tĩnh mạch giãn ra không có khả năng hồi phục.
Giãn tĩnh mạch tay có thể gây đau, tê cánh tay, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động. Khi có dấu hiệu đau, tê mỏi tay người bệnh nên đi thăm khám sớm bởi phát hiện và điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao.
Huyết khối tĩnh mạch cánh tay: Biến chứng nguy hiểm nhất của giãn tĩnh mạch tay
Mặc dù huyết khối tĩnh mạch cánh tay được đánh giá là dạng bệnh lý không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra do suy giãn tĩnh mạch làm giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Huyết khối tĩnh mạch cánh tay cũng có thể xảy ra sau khi chấn thương, hoặc là biến chứng sau khi phẫu thuật ở cánh tay.
Huyết khối tĩnh mạch cánh tay gồm có 2 dạng chính:
- Huyết khối tĩnh mạch nông: Cấu tạo tĩnh mạch nông nằm ở giữa của vùng cánh tay và khuỷu trước, dòng chảy đổ vào tĩnh mạch nách.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Cấu tạo cánh tay gồm có 2 tĩnh mạch sâu đi kèm với động mạch cánh tay, đến vùng hõm nách thì tụ lại thành tĩnh mạch nách.
Đa số trường hợp mắc huyết khối tĩnh mạch nông thường đi kèm với huyết khối tĩnh mạch sâu. Cơ chế hình thành huyết khối xảy ra do máu huyết ứ trệ, làm tăng rối loạn đông máu, dẫn đến thương tổn mạch máu, dẫn đến mất cân bằng giữa tạo huyết khối và tiêu sợi huyết gây nên cục máu đông. Suy giãn tĩnh mạch cánh tay là một trong những yếu tố thúc đẩy hình thành huyết khối ở cánh tay.
Giãn tĩnh mạch nông kích thước lớn dọc cánh tay
Biến chứng huyết khối tĩnh mạch cánh tay gây nên các triệu chứng:
- Đau cánh tay, đau nhiều khi làm việc hoặc cử động.
- Màu sắc cánh tay thay đổi, có thể chuyển sang đỏ hoặc xanh đen.
- Tĩnh mạch nổi to, tạo thành cục.
- Cảm giác bị sưng tay, nặng tay, mỏi tay.
- Nóng cánh tay, sờ vào cảm thấy rất đau.
Triệu chứng nguy hiểm bao gồm: Khó thở, ho ra máu, đau tức ngực… là những dấu hiệu của thuyên tắc phổi cần được cấp cứu ngay để tránh nghẽn đường thở dẫn đến đột tử.
Giãn tĩnh mạch cánh tay có chữa khỏi không?
Giãn tĩnh mạch cánh tay là bệnh lý nên không thể tự phục hồi nếu không điều trị. Để chẩn đoán chính xác cấp độ mắc giãn tĩnh mạch cần phải thực hiện siêu âm Doppler tĩnh mạch. Nếu có nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch cần tiến hành các thủ thuật: Chụp tĩnh mạch Catheter, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, D-Dimer,….
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể tư vấn bạn thực hiện các biện pháp điều trị như:
- Cắt bỏ tĩnh mạch bị suy giãn thông qua vết mổ hở.
- Điều trị xơ cứng thành mạch bằng cách tiêm xơ tĩnh mạch.
- Điều trị bằng laser giúp đốt và loại bỏ suy giãn tĩnh mạch.
- Tuốt bỏ phần tĩnh mạch bị bệnh để máu huyết lưu thông sang vùng tĩnh mạch khỏe mạnh.
- Giãn tĩnh mạch biến chứng viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch có thể phải điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng thảo dược Đông y giúp tăng lưu thông máu, hoạt huyết, thông mạch, tăng tuần hoàn máu, làm giảm triệu chứng và chữa suy giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch cánh tay ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Khi nhận thấy bất thường ở cánh tay, cảm giác khó chịu, nóng rát, tê bì xảy ra thường xuyên, bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn hoặc gọi hotline: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ.