Giãn tĩnh mạch chân có chữa được không? Có cần mổ không?
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến, trong đó chiếm 70% là nữ giới. Giãn tĩnh mạch chân có chữa được không, có cần thiết phải mổ không là băn khoăn của đa số bệnh nhân. Dưới đây là lời khuyên hữu ích của bác sĩ chuyên khoa dành cho bạn.
Tìm hiểu chung về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân (suy giãn tĩnh mạch chi dưới) hình thành do máu huyết từ chân không được vận chuyển đều đến tim. Khi van tĩnh mạch bị suy yếu, máu sẽ không chảy lên đến tim sẽ bị ứ đọng lại, khiến các mô tế bào xung quanh bị biến đổi về huyết động.
Bệnh làm tăng các triệu chứng tê bì, phù chân, nhức mỏi, chuột rút nhiều về đêm, chân tê như có kiến bò, thậm chí còn có thể khiến chân bị viêm loét, chàm da, tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo….
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh phổ biến, trong đó chiếm đến 70% là nữ giới. Phụ nữ có thói quen mang giày cao gót, nội tiết tố thay đổi khi mang thai và sinh con….
Đặc biệt những người làm công việc bán hàng, công nhân, giáo viên, dệt may, lễ tân, lái xe… phải ngồi hoặc đứng lâu cả ngày sẽ khiến máu dồn xuống chân dẫn đến áp lực đến tĩnh mạch, làm tổn thương van tĩnh mạch, gây ứ máu, phù nề chân.
Tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng tăng cao do yếu tố công việc cùng với thói quen sinh hoạt đang ngày càng thay đổi. Công việc văn phòng đang chiếm xu thế, khiến nhiều người phải ngồi 1 chỗ trong thời gian dài, ít vận động khiến máu huyết lưu thông kém hơn. Những người phải làm việc thể chất nặng nhọc, vận chuyển hàng hóa, công nhân đứng máy… cũng khiến tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.
Việc thường xuyên ăn uống thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, ít vận động cơ thể… cũng khiến nhiều người tăng cân, béo phì, làm trọng lượng cơ thể dẫn đến áp lực chi dưới, khiến máu không được lưu thông.
Những người cao tuổi, sức đề kháng kém, mạch máu không đàn hồi cũng khiến suy giãn tĩnh mạch chân hình thành.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch mạng nhện
Giãn tĩnh mạch chân có chữa được không?
Giãn tĩnh mạch chân hoàn toàn có thể điều trị được, nhưng tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà thời gian điều trị dài ngắn khác nhau.
Ở giai đoạn sớm, người bệnh hay đau mỏi, nặng chân, đi giày dép thấy chật chội, chuột rút, chân bị tê rần rần như có kiến cắn, mạch máu nổi nhỏ quanh bắp chân. Giai đoạn này các triệu chứng có thể mất đi khi nghỉ ngơi nhiều khiến người bệnh chủ quan. Nếu phát hiện bệnh sớm, điều trị sẽ nhanh chóng.
Giai đoạn sau, người bệnh có dấu hiệu phù chân, có thể lan rộng khắp bắp chân và bàn chân. Tình trạng này còn dẫn đến loạn dưỡng da do máu ứ, làm màu sắc da thay đổi. Càng để lâu máu huyết càng có thể thoát ra khỏi tĩnh mạch, khiến chân phù, nghỉ ngơi cũng không hết. Búi tĩnh mạch có thể hằn trên da. Người bệnh đa số phát hiện bệnh ở giai đoạn này, khiến điều trị khó khăn hơn.
Ở giai đoạn biến chứng, bệnh nhân có thể phải đối mặt với viêm tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch… càng khiến thời gian điều trị kéo dài.
Hiện nay, giãn tĩnh mạch chân có thể áp dụng các biện pháp điều trị như:
- Dùng tất, vớ ép chân: Giúp tăng áp lực đến van tĩnh mạch để thúc đẩy máu lưu thông.
- Điều trị nội khoa: Có thể áp dụng uống thuốc Tây hoặc sử dụng các dược liệu tự nhiên để tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết, làm tăng sức bền thành mạch, chống hình thành cục máu đông.
- Phương pháp phẫu thuật: Bác sĩ có thể áp dụng phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị thương tổn.
- Chích xơ tĩnh mạch: Bác sĩ chuyên khoa thực hiện xơ hóa thành mạch bằng dung dịch, làm thành mạch dần xơ hóa, sau đó tiến hành loại bỏ tĩnh mạch hỏng.
Phương pháp chích xơ tĩnh mạch
Phương pháp hỗ trợ chữa giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân hoàn toàn có thể chữa khỏi. Ngoài áp dụng các phương pháp trên, người bệnh có thể kết hợp một số biện pháp làm giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như:
- Nâng cao chân nhiều nhất có thể: Nâng cao chân bằng cách tập thể dục, ngồi kê cao chân đều giúp giảm ứ huyết, tăng lưu thông huyết mạch.
- Hạn chế tối đa đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Khi làm việc cần phải luân phiên nghỉ ngơi để cơ thể vận động, tránh các bệnh về mạch máu.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kì để ngăn chặn sớm các biến chứng nguy hiểm.
- Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chất xơ, vitamin cho cơ thể; hạn chế nguồn thực phẩm nhiều đường, muối và dầu mỡ có hại cho tim mạch.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc giãn tĩnh mạch chân có chữa được không. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị dựa trên phác đồ uống thuốc, ăn uống, sinh hoạt phù hợp.